Dưới Bao Nhiêu Độ Thì Học Sinh Thpt Được Nghỉ

Dưới Bao Nhiêu Độ Thì Học Sinh Thpt Được Nghỉ

Tại khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024, Bộ GD&ĐT nêu rõ: Giám đốc Sở GD&ĐT và Đào tạo quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học.

Tại khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024, Bộ GD&ĐT nêu rõ: Giám đốc Sở GD&ĐT và Đào tạo quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; bảo đảm thời gian nghỉ của giáo viên trong năm học.

Tuổi của học sinh THPT là bao nhiêu?

Theo quy định Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi của học sinh trường trung học cụ thể như:

Như vậy, tuổi của học sinh THPT được quy định cụ thể như:

- Học sinh vào lớp 10 là 15 tuổi. Tương ứng với lớp 11 và 12 là 16 tuổi và 17 tuổi.

- Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp 10 ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định cụ thể là không quá 18 tuổi.

- Tuy nhiên độ tuổi vào lớp 10 của học sinh có thể giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước vì lý do được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định.

Học sinh nghỉ học bao nhiêu buổi thì không được lên lớp?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT thì Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:

a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);

b) Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;

c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.

d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.

Theo đó, đối với học sinh nghỉ quá 45 buổi trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại) thì sẽ không được lên lớp.

Học sinh THPT được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày vào năm học 2023-2024?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp như sau:

Ngoài ra theo Điều 21 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Mặt khác theo quy định tại Điều 15 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT quy định về lên lớp hoặc không được lên lớp cụ thể như:

Thông qua các căn cứ trên,quy định số ngày nghỉ của học sinh THPT năm học 2023-2024 được thực hiện như sau:

- Đối với học sinh lớp 10 và lớp 11: số ngày nghỉ cho phép trong năm học 2023-2024 là không quá 45 buổi (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục)

- Đối với học sinh lớp 12: số ngày nghỉ cho phép trong năm học 2023-2024 là không quá 45 buổi (bao gồm nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).

*Số ngày nghỉ trên không bao gồm các ngày nghỉ lễ, Tết mà học sinh được nghỉ theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế, không khuyến khích học sinh nghỉ học quá nhiều bởi sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, đánh giá rèn luyện. Việc quy định số ngày nghỉ giới hạn trong 45 ngày nhằm làm căn cứ để đánh giá lên lớp hoặc ở lại lớp đối với học sinh.

Học sinh THPT được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày vào năm học 2023-2024? (Hình từ Internet)

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, học sinh THPT có nhiệm vụ như sau:

[1] Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

[2] Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

[3] Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

[4] Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

[5] Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.