Các buổi học hát cùng với giáo viên nước ngoài sẽ giúp học viên thoải mái hơn, có thêm những kiến thức mới làm động lực để học viên cố gắng học những bài sau đó
Các buổi học hát cùng với giáo viên nước ngoài sẽ giúp học viên thoải mái hơn, có thêm những kiến thức mới làm động lực để học viên cố gắng học những bài sau đó
Nếu đã nghiên cứu đủ về Haken, hẳn bạn cũng đã nhận ra những tiềm năng của hình thức này. Nhưng để biết có nên sang Nhật theo diện Haken hay không, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về những ưu và nhược điểm của nó.
Nhiều cơ hội cho các kỹ sư sang Nhật qua Haken
Thực tế, câu trả lời còn tùy thuộc vào sở thích và ưu tiên của từng người. Nếu là người ưa trải nghiệm và học hỏi nhiều điều mới, hình thức này chắc chắn dành cho bạn. Nhưng nếu bạn tìm kiếm sự ổn định hoặc môi trường làm việc có chế độ lương thưởng và cơ hội thăng tiến rõ ràng, bạn nên lựa chọn làm nhân viên chính thức tại công ty.
Tuy nhiên, lưu ý rằng các đơn hàng tuyển haken chủ yếu là kỹ sư, chẳng hạn như kỹ sư Công nghệ thông tin, kỹ sư điện, ô tô, thiết kế cơ khí, xây dựng, cầu đường, thậm chí cả kỹ sư nông nghiệp, thực phẩm. Yêu cầu là tốt nghiệp cao đẳng trở lên và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc.
Các kỹ sư sang Nhật theo diện Haken sẽ không trải qua quá trình đào tạo, học lại gì nhiều, mà sẽ thực chiến ngay. Mức lương cũng rất cao, trung bình từ 20 man/tháng (xấp xỉ hơn 43 triệu VND) trở lên, tùy vị trí.
Tham khảo các vị trí kỹ sư đang tuyển tại đây.
Trong quá trình tìm kiếm việc làm tại Nhật Bản chắc chắn chúng ta sẽ không ít lần bắt gặp các cụm từ mô tả hình thức nhà tuyển dụng như Nhân viên chính thức, nhân viên hợp đồng, Haken… Đây là 3 hình thức xin visa làm việc tại Nhật nhưng đặc điểm thì hoàn toàn khác nhau. Trong đó haken lại được nhiều người quan tâm nhất, vậy Haken là gì? Chúng ta có nên đi nhật qua Kỹ sư Haken không?
Nếu bạn đang thắc mắc Haken là gì thì trong tiếng Nhật Haken có nghĩa là phái cử. Cụm từ này dùng để chỉ các công ty trung gian kết nối giữa lao động và người lao động. Tại Nhật bản thì Haken khá là phổ biến.
Cơ chế hoạt động của các công ty Haken chính là làm việc theo mối quan hệ rộng với nhiều công ty, xí nghiệp tại Nhật Bản. Mỗi khi các công ty có nhu cầu tuyển dụng nhân sự thì sẽ báo với Haken nhờ tìm giúp. Nhiệm vụ của Haken là tìm người phù hợp với công ty Nhật để ăn hoa hồng từ việc môi giới việc làm. Cụ thể người ta còn gọi Haken là cơ quan phái cử ở Nhật.
Với cơ chế hoạt động này người lao động sẽ không được ký hợp đồng trực tiếp với công ty làm việc mà ký hợp đồng qua Haken. Sẽ có nhiều dự án để cho bạn lựa chọn từ những dự án ngắn hạn chỉ 3 đến 6 tháng cũng có những dự án kéo dài từ 1 đến 5 năm.
Hình thức nhân viên phái cử hay nhân viên Haken được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên đối với hình thức nào thì cũng sẽ có những ưu nhược điểm nhất định. Vậy ưu nhược điểm của Haken là gì?
Qua những thông tin cơ bản như trên thì chắc hẳn bạn cũng biết rõ Haken là gì và có cho mình quyết định có nên đi Nhật qua kỹ sư Haken hay không? Ngoài ra thì Mitaco cũng có lời khuyên cho bạn như sau:
Vì đi Nhật diện kỹ sư qua Haken ưu điểm rất nhiều những nhược điểm cũng rất lớn. Vì vậy nếu như bạn không tìm thấy cho mình các đơn hàng được ký hợp đồng trực tiếp với công ty làm việc thì mới nên thông qua công ty Haken.
Còn đối với diện kỹ sư bạn nên chọn các hình thức nhân viên chính thức hoặc nhân viên hợp đồng dài hạn để đảm bảo được những quyền lợi, phúc lợi và đãi ngộ cho mình kể cả lương thưởng cũng như chế độ khác. Quan trọng hơn hết là các kỹ sơ có thể lựa chọn được công ty có tầm để không chỉ tích lũy kinh nghiệm mà còn có khả năng thăng tiến và làm việc lâu dài tại Nhật Bản.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi Haken là gì và có nên đi nhật qua kỹ sư Haken hay không. Mong là câu trả lời của Mitaco sẽ khiến bạn hiểu rõ hơn và có cho mình sự lựa chọn tốt nhất.
Haken là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam, đó là lý do mà nhiều người không biết thậm chí chưa từng được nghe qua. Vậy Haken là gì? Có nên đi kỹ sư Nhật Bản qua Haken không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Haken trong tiếng Nhật nghĩa là phái cử, để chỉ các công ty mô giới việc làm ở Nhật gọi là các công ty Haken. Ở Nhật Haken khá là phổ biến.
Cơ chế hoạt động của các công ty Haken: Các công ty Haken làm việc theo mối quan hệ rộng với các công ty, xí nghiệp Nhật Bản. Mỗi khi có nhu cầu về tuyển dụng nhân sư, các công ty Nhật sẽ báo với Haken để nhờ tìm giúp. Nhiệm vụ của Haken là tìm kiếm người phù hợp cho công ty Nhật và ăn hoa hồng từ việc mô giới việc làm. Nói tóm lại Haken là cơ quan phái cử ở Nhật. 2. Các hình thức tuyển dụng chính ở Nhật
Nhân viên phái cử Nhân viên phái cử là hình thức tuyển dụng trong đó người lao động sẽ không được ký kết trực tiếp với công ty tiếp nhận mà ký hợp đồng qua trung gian hay còn gọi là công ty phái cử đi Nhật qua haken. Lúc đó công ty này sẽ dựa vào những tiêu chí mà công ty khách hàng đề ra phái cử bạn đến để làm theo từng dự án. Thời gian hợp đồng khá linh hoạt có thể là vài tháng, có thể là vài năm tùy theo nhu cầu của công ty tuyển dụng.
Nhân viên chính thức Hình thức tuyển dụng này được người lao động và công ty tiếp nhận lao động ký kết hợp đồng với nhau vô thời hạn (làm việc đến khi nào muốn hồi hương). Người lao động khi vừa bắt đầu làm việc tại công ty sẽ được hưởng lương theo quy định trong hợp đồng sau đó được tăng lương theo số năm làm việc hoặc đánh giá theo kết quả làm việc tại công ty. Nhân viên hợp đồng Đây là hình thức tuyển dụng mà người lao động và công ty tiếp nhận ký hợp đồng với nhau có thời hạn, thường là 1-3 năm. Người lao động sẽ làm việc đến khi thời hạn hợp đồng kết thúc và hai bên sẽ thỏa thuận đến một thống nhất có tiếp tục gia hạn hợp đồng hay không? 3. Ưu điểm của hình thức nhân viên phái cử
+ Nếu gặp rắc rối trong công việc cũng như với đồng nghiệp tại các doanh nghiệp thì có thể trao đổi với người phụ trách tại doanh nghiệp hoặc nhờ công ty phái cử kết thúc hợp đồng nhanh chóng 1 cách dễ dàng.
+ Thường không bị hạn chế về thời gian làm thêm.
+ Thường không được giao nhiệm vụ quan trọng tại các doanh nghiệp cho nên có thể làm việc 1 cách thoải mái, có thể tự do theo đuổi các sở thích cá nhân.
+ Có thể làm việc được ở nhiều nơi, mở rộng mối quan hệ, có nhiều bạn bè. + Nếu làm việc ở doanh nghiệp đúng với sở trường của bản thân, sẽ phát huy được hết khả năng. Là cơ hội tốt để phát huy khả năng. + Được đánh giá tốt tại các doanh nghiệp bởi được công ty phái cử giới thiệu.
4. Nhược điểm của hình thức nhân viên phái cử là gì?
+ Công việc không ổn định dẫn đến rất nhiều thứ bất ổn trong cuộc sống. + Vì là hợp đồng ngắn hạn, nên khi hợp đồng kết thúc nếu không được giới thiệu việc làm mới thì sẽ thất nghiệp, dẫn tới không có thu nhập và sẽ gặp khó khăn. + Lương được quyết định theo năm, cho nên vào các dịp nghỉ lễ dài sẽ không có thu nhập. + Đương nhiên không có tiền Bonus. + Nếu được phái cử tới nơi làm việc không phù hợp, thì công việc sẽ gặp khó khăn, dù thế nào đi chăng nữa thì việc nắm vững công việc sẽ gặp khó khăn. + Sẽ bị phân biệt đối xử với nhân viên chính thức. Do vậy, làm việc nhóm cũng sẽ không được tốt.
5. Có nên đi kỹ sư Nhật qua Haken không?
Qua phân tích về ưu điểm nhược điểm của hình thức nhân viên phái cử thì chắc hẳn các bạn cũng đã tìm được câu trả lời cho mình. Hình thức này ưu điểm nhiều mà nhược điểm cũng lắm, chỉ phù hợp cho các lao động không tự tìm được việc nên phải thông qua công ty Haken. Còn đối với các kỹ sư tự tin vào bản thân thì nên chọn hình thức nhân viên chính thức vì lương thưởng cũng như chế độ phúc lợi, đãi ngộ cao hơn rất nhiều. Quan trọng là các kỹ sư có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm, khả năng thăng tiến cao.
Trên đây chúng tôi vừa giải thích cho các bạn hiểu Haken là gì? Có nên đi Kỹ sư Nhật qua Haken không? Mong rằng bài viết hữu ích với các bạn.
Seishin chuyên tư vấn du học, thực tập sinh và kỹ sư đi Nhật:
Chúc các bạn luôn thành công trong công việc, cuộc sống!
Công ty cổ phần Seishin thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 181 Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp, TP. HCM
Hotline: Cô Lê Khương - 0973.227.059
TÌM HIỂU VỀ LUẬT LAO ĐỘNG NHẬT (PHẦN IV : CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TY PHÁI CỬ (HAKEN)
Những năm gần đây, số lượng người làm việc dưới hình thức nhân viên phái cử 派遣社員 (はけんしゃいん) tăng khá nhiều, và tỉ lệ gia tăng mỗi năm luôn ở mức 2 con số. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít những hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến hình thức phái cử này. Nếu bạn không nắm bắt được những quy định pháp luật cơ bản có liên quan, rất có thể chính bạn sẽ rơi vào những trường hợp đáng tiếc đó. Vậy những quy định đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn những quy định có liên quan đến hình thức phái cử này nhé.
Xem các bài viết về “Tìm hiểu luật lao động Nhật” các phần khác tại đây
TÌM HIỂU VỀ LUẬT LAO ĐỘNG NHẬT (PHẦN II : VẤN ĐỀ LÀM THÊM GIỜ )
TÌM HIỂU VỀ LUẬT LAO ĐỘNG NHẬT (PHẦN III: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG )
Hình thức lao động phái cử thông thường
Đây là hình thức phổ biến nhất của phái cử. Người lao động đăng ký thông tin cá nhân lên công ty phái cử 派遣会社 (はけんがいしゃ). Khi có công việc phù hợp với thông tin đã đăng ký, người lao động sẽ thông qua công ty phái cử tới làm việc công ty tiếp nhận phái cử 派遣先(はけんさき)trong 1 thời gian nhất định.
Do tính chất công việc không ổn định, ví dụ như nếu không tìm được công ty tiếp nhận phái cử phù hợp thì người lao động sẽ ở trong tình trạng không có việc làm và không được trả lương, nên những công ty phái cử thông thường muốn hoạt động hợp pháp thì phải được cấp giấy phép từ Bộ lao động Nhật Bản.
Hình thức lao động phái cử đặc định
Đây là hình thức mà công ty phái cử thuê người lao động vào công ty dưới hình thức nhân viên chính thức, sau đó điều nhân viên phái cử đó đến các công ty khác để làm việc. Hình thức này về cơ bản cũng giống như hình thức phái cử thông thường. Tuy nhiên, đây là hình thức mà người lao động được thuê dưới dạng nhân viên chính thức nên dù trong trường hợp không tìm thấy công ty tiếp nhận phái cử 派遣先 phù hợp thì công ty phái cử 派遣会社 cũng vẫn phải trả lương đầy đủ cho người lao động như bình thường.
Công ty phái cử theo hình thức này thì tất nhiên vẫn phải đăng ký với Bộ lao động Nhật Bản, tuy nhiên so với hình thức phái cử thông thường thì ở hình thức phái cử đặc định quyền lợi của người lao động được đảm bảo hơn nên không cần thiết phải xin giấy phép từ bộ Lao động Nhật Bản.
Hình thức lao động phái cử giới thiệu
Đây là hình thức phái cử mà người lao động sẽ làm việc tại công ty tiếp nhận phái cử tối đa 6 tháng, sau khi kết thúc thời gian làm việc phái cử, người lao động sẽ trực tiếp ký hợp đồng lao động với công ty tiếp nhận phái cử.
Người lao động và phía công ty tiếp nhận phái cử có quyền từ chối không ký hợp đồng lao động. Tuy nhiên trong trường hợp phía công ty từ chối không ký hợp đồng lao động thì công ty phải có nghĩa vụ trình bày rõ ràng lý do từ chối trên giấy tờ.
Tham khảo: So sánh giữa nhân viên phái cử, chính thức và hợp đồng
Quyền lợi về tham gia bảo hiểm và các chế độ phúc lợi khác
Nhân viên phái cử muốn tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty phái cử thì cần phải thỏa mãn 2 điều kiện sau:
Khi nhân viên phái cử gặp tai nạn lao động khi đang làm việc, hoặc trên đường đến nơi làm việc, bảo hiểm tai nạn lao động sẽ chi trả 80% tổng số chi phí y tế cho nhân viên phái cử. Bảo hiểm này được tính từ ngày làm việc đầu tiên của nhân viên phái cử. Phí bảo hiểm sẽ do công ty phái cử đóng toàn bộ.
Để tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nhân viên phái cử cần phải thỏa mãn 1 số điều kiện như dự định làm việc từ 1 năm trở lên, tổng số giờ làm việc trong 1 tuần từ 20 tiếng trở lên… Phí bảo hiểm sẽ do người lao động và công ty phái cử đóng.
Quyền lợi về các chế độ phúc lợi khác
Lưu ý: Trường hợp nhân viên phái cử có số ngày làm việc dưới 4 ngày/tuần, thời gian làm việc dưới 30 giờ/tuần thì số ngày nghỉ phép hưởng lương cũng bị ít đi.
Chế độ nghỉ thai sản: Theo luật quy định về chế độ nghỉ thai sản, có thể làm thủ tục xin nghỉ làm trong thời gian từ trước khi sinh nở 6 tuần (trường hợp sinh đôi, sinh 3.. là 14 tuần), đến sau khi sinh 8 tuần.
Nếu công ty có quy định, trong thời gian nghỉ việc không được nhận lương thì người lao động sẽ không có thu nhập trong khoảng thời gian nghỉ thai sản. Do vậy hãy xác nhận lại chắc chắn với công ty phái cử.
Chế độ nghỉ làm nuôi con nhỏ: là chế độ nghỉ làm để nuôi dưỡng con dưới 1 tuổi. Được áp dụng trong trường hợp đã làm việc trên 1 năm tại cùng 1 công ty, và dự kiến tiếp tục làm việc tại đó sau khi con được 1 tuổi. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể áp dụng hay không. Do vậy để chắc chắn thì người lao động nên xác nhận lại với công ty phái cử.
Làm giấy tờ điều chỉnh cuối năm (年末調整ーねんまつねんしちょうせい) và kê khai thuế (確定申告ーかくていしんこく)
Nhiều bạn lo lắng không biết làm Điều chỉnh cuối năm, kê khai thuế ra sao, ngại phiền phức… nhưng đã làm việc với tư cách là nhân viên phái cử, việc kê khai và nộp thuế là việc bắt buộc phải làm.
Trường hợp 1: đến tháng 12, bạn vẫn đang làm việc với tư cách nhân viên phái cử.
・Nếu trong vòng 1 năm, người lao động chỉ kí hợp đồng với 1 công ty phái cử: người lao động có thể nhận giấy tờ điều chỉnh cuối năm từ công ty phái cử đó.
・Nếu trong vòng 1 năm, người lao động ký hợp đồng với nhiều công ty phái cử khác nhau: Người lao động phải xin giấy Trưng thu thuế 源泉徴収票 (げんせんちょうしゅうひょう)từ tất cả các công ty phái cử đã ký hợp đồng, nộp cho công ty phái cử hiện tại đang ký hợp đồng. Trong trường hợp này người lao động không cần thiết phải làm báo cáo kê khai thuế nữa.
Trường hợp 2: tháng 12 bạn không còn làm việc với tư cách nhân viên phái cử nữa.
Trong trường hợp này, người lao động cần xin cấp lại giấy Trưng thu thuế 源泉徴収票 (げんせんちょうしゅうひょう)từ tất cả các công ty phái cử đã ký hợp đồng trong năm. Và tự mình làm báo cáo kê khai thuế.
Trường hợp bị cắt hợp đồng lao động
Nói chung, đối với hợp đồng lao động có kỳ hạn thì thường được coi là không ổn định. Tuy nhiên, trong thời gian hợp đồng quy định, tính ràng buộc của hợp đồng cao. Nếu không phải vì “lý do bất khả kháng”, việc hủy hợp đồng giữa chừng là không được chấp nhận. Trong trường hợp hủy hợp đồng từ phía công ty phái cử, “lý do bất khả kháng” đó phải được ghi rõ trên giấy tờ.
Người lao động nên xác nhận lại lý do mà công ty phái cử đưa ra có được coi là “lý do bất khả kháng” được quy định trong hợp đồng hay không.
Thông báo hủy hợp đồng phải được thông báo trước ít nhất 30 ngày. Nếu không có thông báo trước, người lao động có thể yêu cầu đền bù số tiền tương ứng với số ngày còn lại trong hợp đồng.