Hạn Chế Sai Sót Trong Công Việc

Hạn Chế Sai Sót Trong Công Việc

Đã xuất hiện những sai sót trong công tác quản lý đầu tư đối với Dự án Xây dựng ký túc xá tại TP.HCM và Dự án Xây dựng cơ sở đào tạo tại Đồng Nai do Trường đại học Giao thông Vận tải TP.HCM thực hiện.

Đã xuất hiện những sai sót trong công tác quản lý đầu tư đối với Dự án Xây dựng ký túc xá tại TP.HCM và Dự án Xây dựng cơ sở đào tạo tại Đồng Nai do Trường đại học Giao thông Vận tải TP.HCM thực hiện.

QUY ĐỊNH LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

Ngày đăng : 13/01/2020 - 10:48 AM

QUY ĐỊNH AN TOÀN LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

Tài liệu này nhằm hướng dẫn tất cả nhân viên, nhà thầu của công ty Central HSE làm việc trong không gian hạn chế một cách an toàn. Tài liệu này đưa ra các yêu an toàn khi làm việc bên trong không gian hạn chế.

Quy định này áp dụng cho tất cả nhân viên công ty Central HSE, nhà thầu khi thực hiện công việc trong không gian hạn chế tại nhà máy hoặc tại các dự án dưới sự kiểm soát của công ty Central HSE.

- Hạn chế không gian, vị trí làm việc;

- Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài;

- Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm);

Người Làm Trong Không Gian Hạn Chế

Làm việc trong không gian hạn chế là công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đòi hỏi người lao động khi làm việc trong không gian hạn chế phải được huấn luyện đào tạo về các kỹ năng và nắm rõ các quy định của Nhà nước khi thực  hiện công việc này. Ngày 25/12/2018 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội  đã ban hành Thông tư số 29/2018/TT – BLĐTBXH Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế để  các tổ chức, cán nhân có sử dụng người lao động làm việc trong không gian hạn chế thực hiện đúng quy định nhằm đảm bảo về an toàn lao động tại các  cơ sở lao động tránh tai nạn, thương vong.

Ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động khai mạc Hội thảo an toàn, vệ sinh lao động

đối với người lao động làm việc trong không gian hạn chế.

Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong không gian hạn chế là những yếu tố có thể gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính) cho con người nếu vào bên trong không gian hạn chế đó, bao gồm:

– Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bên trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích bên trong không gian hạn chế);

– Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm có thể xâm nhập qua hệ hô hấp của con người (chất độc và chất nguy hiểm ở dạng khí, hơi hoặc bụi);

– Hóa chất có khả năng gây ra phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da;

– Các chất dễ cháy nổ có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồn nhiệt có thể gây cháy, nổ;

– Các dòng vật chất không mong muốn từ bên ngoài (rắn, bột, lỏng, khí, hơi) chảy vào không gian hạn chế nơi có người đang ở bên trong, do biện pháp ngăn cách, cô lập không đảm bảo;

– Tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép;

– Các bộ phận chuyển động và các vật có thể rơi gây va đập, thương tích cho người bên trong không gian hạn chế như: Bức xạ tử ngoại; Bức xạ tia X; Bức xạ ion hóa; Các phần tử mang điện, nguồn điện thiếu kiểm soát dẫn đến điện giật; Khả năng nhìn của người lao động bị hạn chế; Biến dạng không gian gây mất an toàn; Vi sinh vật có hại.

Theo thống kê của tổ chức OSHA (cơ quan an toàn, sức khỏe nghề nghiệp) của Mỹ mỗi năm tại Mỹ  có 96 người chết  khi làm việc trong không gian hạn chế.

Tại Việt Nam cũng đã xảy ra  rất nhiều vụ tai nạn thương tâm với số nạn nhân của một vụ tai nạn trong không gian hạn chế rất lớn như: Vụ tai nạn lao động vào ngày 05/11/2010 trên địa bàn phường Trung Sơn (thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa) khiến 3 công nhân tử vong, 1 công nhân bị thương nặng do bị ngạt khí khi chui xuống bể nước ngầm để tháo dỡ cốp pha; Vụ tai nạn tại Cổ phần đầu tư và phát triển Đa Quốc Gia IDI (xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) vào ngày 04/09/2013 làm 06 người thiệt mạng trong đó có Giám đốc và Phó giám đốc nhà máy; Vụ tai nạn lao động vào ngày 01/01/2016 tại 1 lò vôi tư nhân thuộc huyện Nông Cồng tỉnh Thanh Hóa đã khiến cho 08 người thiệt mạng và 01 người bị thương do ngạt khí và nhiều vụ tai nạn trong không gian hạn chế khác xảy ra tại rất nhiều cơ sở lao động khác nhau.

Chính vì vậy những yêu cầu và biện pháp kiểm soát chung khi làm việc trong không gian hạn chế gồm:

– Xả áp và các nguồn năng lượng liên quan đồng thời cô lập các nguồn năng lượng nối với không gian hạn chế.

– Làm sạch bằng nước nếu có thể và làm lạnh nếu không gian đó là không gian nóng

– Việc kiểm tra khí ban đầu được thực hiện từ bên ngoài trước khi người lao động vào làm việc.

– Kiểm tra khí ở tất cả các vị trí/lớp không khí (Chỉ những người được đào tạo mới được đo và giám sát khí, thiết bị đo khí cần phải được hiệu chuẩn và kiểm tra trước khi đo)

– Kết quả đo khí cần được ghi chép và lưu lại

– Người lao động cần đeo thiết bị đo khí cá nhân suốt quá trình làm việc trong không gian hạn chế

Thiết bị đo hơi khí độc trong không gian hạn chế  của Trung tâm Huấn luyện ATVSLĐ

– Đủ sức khỏe cả về tinh thần và thể chất

– Biết rõ cấu trúc của khu vực làm việc và biết rõ lối ra vào

– Biết sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cung cấp

– Duy trì trao đổi thông tin liên lạc với người bên ngoài, tuân thủ chỉ dẫn của người trực bên ngoài

Đào tạo, hướng dẫn cho người lao động sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trong không gian hạn chế

– Luôn trực ở bên ngoài  không rời vị trí cho đến khi có người thay thế

– Hiểu rõ các mối nguy và các rủi ro có thể phát sinh

– Giữ liên lạc và theo dõi với người làm việc bên trong

– Yêu cầu người bên trong ra ngoài khi cần thiết

– Giữ hồ sơ liên quan như: danh sách người ra vào, kết quả đo khí

– Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp nếu xảy ra sự cố

– Nội dung công việc, vị trí làm việc và các mối nguy liên quan

– Ngày làm việc và thời gian cấp phép làm việc

– Giấy phép được phê duyệt bởi người có thẩm quyền (người giám sát, chỉ huy, tên công nhân

– Giấy phép phải được đặt tại nơi làm việc và lưu giữ tại cơ sở ít nhất 01 năm

– Kết quả đo, kiểm tra không khí trong không gian hạn chế trước khi cấp phép và các yêu cầu bổ sung khác.

Luôn thực hiện “Không có giấy phép, không làm việc trong không gian hạn chế”

Ngoài các điều  trên cơ sở sản xuất còn phải lưu ý về việc phải chuẩn bị các thiết bị sử dụng trong không gian hạn chế như: các thiết bị chiếu sáng, thiết bị liên lạc, thiết bị bảo hộ không tích năng lượng, các thiết bị trên không phát sinh tia lửa điện. Các kế hoạch ứng cứu sự cố trong không gian hạn chế (các phương tiện hỗ  trợ, tiếp cận, cứu hộ trong không gian hạn chế). Diễn tập ứng cứu các tình huống giả định có thể xảy ra khi làm việc trong không gian hạn chế.

Thiết bị dành cho Người làm việc trong không gian hạn chế

Nếu thực hiện tốt các quy định của Nhà nước, các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc trong không gian hạn chế chắc chắn sẽ giảm thiểu rất nhiều các tai nạn, thương vong đáng tiếc cho Người lao động.