Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại Bao Gồm

Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại Bao Gồm

Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024” (Viet Nam International Sourcing 2024)... đã góp phần thu hút sự quan tâm, tham dự của nhiều tổ chức thương mại quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn phân phối lớn, các nhà nhập khẩu, mua hàng quốc tế đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh

Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024” (Viet Nam International Sourcing 2024)... đã góp phần thu hút sự quan tâm, tham dự của nhiều tổ chức thương mại quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn phân phối lớn, các nhà nhập khẩu, mua hàng quốc tế đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUY MÔ QUỐC TẾ

Để hỗ trợ doanh nghiệp cũng như đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại trong năm 2024, ông Vũ Bá Phú cho biết các hoạt động xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương sẽ tập trung vào các định hướng cụ thể.

Thứ nhất: Tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh triển khai đa dạng, linh hoạt các hình thức xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu mới, tập trung khai thác, vận dụng và phát huy có hiệu quả, thực chất các Hiệp định thương mại tự do. Trong đó, chuyển đổi số phải gắn với chuyển đổi xanh trong xúc tiến thương mại một cách tích cực nhằm thúc đẩy sản xuất và phát triển ngoại thương bền vững.

Thứ hai: Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại quy mô lớn, tầm quốc gia và quốc tế, tương xứng vị thế và hình ảnh quốc gia Việt Nam trên thị trường quốc tế, nhất là những ngành, lĩnh vực xuất khẩu có thế mạnh, trên các thị trường xuất khẩu chủ lực.

Thứ ba: Chú trọng triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu quốc gia gắn với các hoạt động ngoại giao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Bộ Công Thương ở trong nước và quốc tế.

Thứ tư: Tiếp tục tranh thủ nguồn lực và sự hỗ trợ của các tổ chức, đối tác quốc tế nhằm đẩy mạnh triển khai các chương trình hỗ trợ kĩ thuật, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại cho các hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp.

Với định hướng đó, ông Phú đề nghị các Bộ ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp phối hợp trong triển khai, phổ biến thông tin đến các doanh nghiệp về các hoạt động xúc tiến thương mại Bộ Công Thương chủ trì tổ chức.

Đồng thời, đề nghị các cơ quan thương vụ phối hợp quảng bá các sự kiện xúc tiến thương mại lớn trong nước, quảng bá mời khách đối tác nước ngoài đến tham dự vào giao dịch tại sự kiện xúc tiến thương mại Bộ Công Thương chủ trì cũng như của các địa phương, hiệp hội tổ chức, như: Triển lãm Thương mại Quốc tế về May mặc, Dệt may và Công nghệ Dệt may (VIATT 2024); Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 33 (Vietnam Expo 2024); Vietnam Food Expo 2024; Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu; Hội chợ quốc tế chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghiệp năm 2024…

Bên cạnh đó, quảng bá các sự kiện xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài. Quảng bá và mời các nhà mua hàng thăm quan, giao dịch tại hội chợ, khu gian hàng Việt Nam tại các hội chợ lớn ở nước ngoài. Tuyên truyền quảng bá về Chương trình Thương hiệu quốc gia và các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở nước ngoài.

Hoạt động xúc tiến thương mại là một trong những hoạt động quan trọng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), trong đó Chương trình XTTM quốc gia đã đạt được các kết quả tích cực và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với công tác xúc tiến thương mại của cả nước; thực hiện tốt việc đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế của cộng đồng doanh nghiệp. Chương trình đã thực hiện tốt vai trò định hướng của nhà nước trong việc tập hợp, dẫn dắt, hỗ trợ doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước tham gia các nội dung xúc tiến thương mại đa dạng, phong phú, có kết quả.

Bộ Công Thương đã triển khai rất nhiều các hoạt động XTTM thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu gồm có Chương trình ở trong nước và quốc tế như tham gia các đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài, các nhà nhập khẩu vào Việt Nam mua hàng, tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành có uy tín trên thế giới, tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng ở Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực thông qua việc cung cấp thông tin cập nhật về thị trường, tư vấn chính sách qua các chương trình XTTM với cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài định kỳ hàng tháng, Chương trình tư vấn xuất khẩu trực tuyến với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế...

Tuy nhiên, thị trường thế giới trong những năm tới còn nhiều thách thức khó khăn, cạnh tranh thương mại, đầu tư diễn biến phức tạp, bảo hộ ngày càng tăng... Trong bối cảnh đó, hoạt động XTTM là một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả góp phần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, phát triển thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Hiện nay, hoạt động XTTM giúp thúc đẩy nhập khẩu máy móc hiện đại, công nghệ nguồn, nguyên liệu đầu vào phục vụ cho chế biến tạo ra những sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong XTTM nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đã có chuỗi chương trình nâng cao năng lực chuyển đổi số trong XTTM tổ chức cho rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước thông qua hướng dẫn hỗ trợ kỹ năng quảng bá giới thiệu sản phẩm trên nền tảng trực tuyến, kỹ năng tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn, qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà cung ứng phát triển các kênh phân phối từ các kênh truyền thống, kênh phân phối hiện đại đến kênh phân phối số. Triển khai các chương trình nâng cao năng lực xúc tiến xuất khẩu xanh cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn mới về thương mại xanh, tăng trưởng và phát triển xanh trên thế giới.

Hoạt động XTTM đã góp phần đáng kể cho tăng trưởng xuất khẩu và mở rộng thị trường. Năm 2022 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 372 tỷ USD. Thứ hạng về xuất khẩu của Việt Nam (nguồn: WTO) đã tăng lên rõ rệt: Năm 2006 Việt Nam xếp hạng thứ 50 trên thế giới về xuất khẩu; Năm 2022, xếp thứ 23 về xuất khẩu. Việt Nam liên tục nằm trong nhóm nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất khẩu hàng hóa lớn trên phạm vi toàn cầu. Ngoài tăng trưởng kim ngạch, một số nhóm ngành hàng đã chiếm thị phần ngày càng cao trên thị trường thế giới với tốc độ gia tăng thị phần cao như đồ điện tử (20%/năm), da giày, dệt may, Cao su (10%/năm), Đồ gỗ và gỗ chế biến (7%/năm).

Việc xuất khẩu của Việt Nam ngày càng mở rộng đã góp phần xây dựng thương hiệu, hình ảnh quốc gia trên thế giới, đồng thời đóng góp cho định hướng phát triển của từng ngành cũng như phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Hoạt động XTTM cũng đã góp phần nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực của các hiệp hội, các doanh nghiệp về phát triển sản phẩm thông qua các cơ hội tiếp cận trực tiếp với khách hàng, nắm bắt sát hơn yêu cầu của khách hàng tại các thị trường khác nhau. Các doanh nghiệp đều nỗ lực đầu tư thêm cho thúc đẩy nghiên cứu thị trường, nhà máy và cơ sở sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Cần phải chú trọng hơn nữa hoạt động XTTM nhằm thúc đẩy xuất khẩu:

- Chương trình XTTM quốc gia cần có các hình thức XTTM hiện đại và đổi mới ngay trong chính các hoạt động truyền thống, đa dạng và chuyên nghiệp hơn để bắt nhịp với xu thế thời đại để nâng cao hiệu quả XTTM, tận dụng cơ hội mang lại từ các FTAs.

- Quy mô các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cần phải tương xứng với tiềm năng xuất khẩu của các ngành hàng chủ lực của Việt Nam, đảm bảo cạnh tranh được với với các nước trong khu vực và trên thế giới  trong việc gây được ấn tượng mạnh với các đối tác thương mại thế giới.

- Cần có cơ chế điều hành tạo sự gắn kết giữa các hoạt động trong khung khổ Chương trình XTTMQG với các hoạt động XTTM khác như XTTM gắn với xây dựng quản trị và phát triển Thương hiệu, quảng bá Thương hiệu quốc gia, quảng bá chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, quảng bá năng lực sản xuất của lĩnh vực, ngành hàng để tạo được hiệu ứng lan toả, nâng đỡ hỗ trợ nhau.

- Hiệp hội ngành hàng, tổ chức XTTM đầu tư, nghiên cứu cần thay đổi cách thức triển khai hoạt động XTTM nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ doanh nghiệp. Xây dựng hoạt động hỗ trợ XTTM mang tính dài hạn, theo chuỗi từ xúc tiến thương mại phát triển sản phẩm, thiết kế sản phẩm đến xây dựng thương hiệu, xây dựng kênh phân phối, phát triển thị trường tiêu thụ.

- Năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xúc tiến xuất khẩu còn nhiều vấn đề cần cải thiện từ nghiên cứu thị trường đến kỹ năng thực hiện hoạt động XTTM tại nước ngoài; khâu phát triển sản phẩm, đa dạng sản phẩm cũng chưa theo kịp với nhu cầu của thị trường cũng như chưa vượt qua được sự năng động và khả năng cạnh tranh của nhiều đối thủ cạnh tranh.

- Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ các hiệp hội ngành hàng, tổ chức XTTM cũng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục được khắc phục, chưa thực sự theo kịp yêu cầu của thị trường thế giới, của các nghiệp vụ XTTM, nhất là những hiệp hội, đơn vị mới tham gia.

- Hoạt động XTTM, truyền thông, marketing quốc tế đang chuyển động rất nhanh cùng xu hướng số hoá toàn bộ các hoạt động quản lý, phân phối trong khi nhiều hiệp hội, tổ chức XTTM chưa bắt kịp xu hướng này.

Trong một số Nghị quyết của Trung ương, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của Bộ Công Thương đã đặt ra nhiệm vụ cho ngành công thương trong việc đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hạn chế tình trạng phụ thuộc vào một số thị trường nhất định; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam và thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam theo hướng bền vững.

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT

SKĐS - Ông Trần Duy Đông - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tạm giam để điều tra tội nhận hối lộ.