Thứ Bảy, 8/6/2024, 15:0 (GMT+7)
Thứ Bảy, 8/6/2024, 15:0 (GMT+7)
Theo ông Lê Ngọc Thạch, thủ từ đình Thổ Hoàng, làng cổ Thổ Hoàng ngót nghét ngàn năm tuổi. Theo thần tích còn lưu tại đình làng, xưa kia ở làng có người tên là Bùi Công Hộ, có sức lực hơn người, thông thạo về kinh thư, sử sách.
Lúc này, Triệu Quang Phục (tức vua Triệu Việt Vương) đang lập bản doanh đánh giặc Lương tại Dạ Trạch (H.Khoái Châu, Hưng Yên ngày nay). Hay tin, Bùi Công Hộ thường dùng thuyền độc mộc giúp vua đánh úp doanh trại khiến giặc Lương tan vỡ.
Tấm nghiên mực bằng đá nặng hàng chục tấn còn lưu giữ được ở đình làng Thổ Hoàng
Đến khi Triệu Quang Phục tiến quân về Long Biên (Hà Nội ngày nay), Bùi Công Hộ xin lui về thôn dã, không ham công danh, thường ngày cùng các phụ lão du chơi nơi suối đá. Đến 70 tuổi, Bùi Công Hộ không bệnh mà mất. Các cụ già trong làng thường mơ thấy thần trở về, người ngựa đi theo rất đông và nói với các cụ: "Ta được nhà vua phong thần, nếu thờ phụng ta, hương ấp sẽ được ban phúc". Từ đó, Bùi Công Hộ được dân làng Thổ Hoàng phong là thành hoàng làng.
Đình làng được xây dựng năm 1747, đến năm 1949 thực hiện tiêu thổ kháng chiến, đình Thổ Hoàng được phá dỡ, được xây mới và hoàn thành vào năm 2018. Hiện nay, làng Thổ Hoàng còn giữ được 7 đạo sắc phong của các triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Văn Thuật, Chủ tịch UBND TT.Ân Thi, cho biết: "Làng Thổ Hoàng cùng đền thờ danh nhân Nguyễn Trung Ngạn là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống hiếu học của con em địa phương nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung.
Từ thời kỳ đổi mới đến nay, làng Thổ Hoàng có thêm 10 tiến sĩ, đang công tác tại các cơ quan T.Ư và các địa phương trên cả nước. Người làng Thổ Hoàng tính tình điềm đạm, các thế hệ đang ra sức học tập, cống hiến để xứng danh với vùng đất khoa bảng mà ông cha đã vun đắp, xây dựng".
GS.TS Dương Học Hải (sinh 1937, quê Hưng Yên), chuyên ngành Xây dựng cầu đường, nguyên Trưởng khoa Cầu đường, trường ĐH Xây dựng. Ông là một trong 7 người bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ đặc cách năm 1978 và là một trong những chuyên gia về cầu đường tại Việt Nam. Ông là tác giả/đồng tác giả của gần 20 cuốn sách, 20 bài viết chuyên môn về thiết kế, khai thác đường ô tô, sân bay; chủ nhiệm/tham gia 5 đề tài các cấp như: Công nghệ mới trong xây dựng và sửa đường ô tô; Nghiên cứu đề xuất tiêu chuẩn thiết kế lựa chọn biện pháp xử lý nền đường qua vùng đất yếu…
Sau giải phóng thủ đô, miền Bắc Việt Nam tiến hành khôi phục kinh tế xã hội, trong đó ngành xây dựng, giao thông tích cực khôi phục hệ thống đường xá, giao thông… Năm 1954-1957, ông Dương Học Hải tham gia khôi phục các tuyến đường sắt Hà Nội – Mục Nam Quan, Hà Nội – Lào Cai, trở thành một trong những cán bộ đầu tiên của Tổng cục Đường sắt thuộc Bộ Giao thông. Thời gian làm việc tại đây, ông thường tranh thủ thời gian tự học, trau dồi kiến thức.
Năm 1957, ông trúng tuyển vào khoa Xây dựng, trường Đại học Bách khoa, niên khóa 1957-1961. Sau khi tốt nghiệp, ông được trường giữ lại giảng dạy. Năm 1966, khoa Xây dựng tách khỏi trường Đại học Bách khoa, thành lập trường Đại học Xây dựng. Từ đó, ông chuyển về đây công tác.
Năm 1976, ông Dương Học Hải là một trong 15 cán bộ được trường Đại học Xây dựng chọn cho làm luận án phó tiến sĩ đặc cách. GS Dương Học Hải cho biết, gọi là đặc cách là bởi các ông không phải thi đầu vào nhưng cũng không có người hướng dẫn (nếu có chỉ là trên danh nghĩa) và chỉ có 1 năm để hoàn thiện luận án phó tiến sĩ.
Tích lũy được một số kinh nghiệm nhất định trong quá trình công tác, giảng dạy, ông Hải chọn luận án với đề tài: Nghiên cứu sự phân bố ẩm và nhiệt trong nền đường ô tô với điều kiện vùng đồng bằng miền Bắc nước ta. Nhiệm vụ nghiên cứu mà luận án đặt ra là nghiên cứu chế độ thủy nhiệt của nền đường ô tô vùng đồng bằng nước ta, góp phần tìm cách giải quyết các tồn tại về phương pháp và biện pháp thiết kế nền đường trong trường hợp có nước ngập và nước ngầm. Địa bàn nghiên cứu chính của ông là Hà Nội và Hải Phòng.
Để soạn thảo luận án, ông Dương Học Hải sử dụng chiếc máy tính rất to. Ông cho biết tất cả chi phí làm luận án, từ bút, mực, giấy in đều được nhà nước bao cấp. Với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp và nỗ lực của bản thân, ông đã hoàn thành luận án tiến sĩ chỉ trong 1 năm (từ tháng 12-1976 đến cuối năm 1977). Cũng trong giai đoạn này, vợ ông đã sinh con gái thứ hai (1977). Nhớ lại khoảng thời gian này, GS Dương Học Hải rất tự hào vì có thể hoàn thành luận án tương đối dày dạn (236 trang) chỉ trong một thời gian ngắn. Ông cũng tự đánh giá, luận án phó tiến sĩ này chính là một trong những công trình khoa học đầu tiên của bản thân.
Ngày 29-11-1977, ông Dương Học Hải bảo vệ luận án phó tiến sĩ cấp cơ sở tại trường ĐH Xây dựng, khi ấy đang sơ tán ở xã Hương Canh (tỉnh Vĩnh Phú nay là tỉnh Vĩnh Phúc). Ngày 11-5-1978, ông bảo vệ luận án cấp Bộ cũng tại xã Hương Canh. Trong số 15 người được trường chọn làm luận án phó tiến sĩ đặc cách, chỉ có 7 người bảo vệ thành công: ông Dương Học Hải, ông Nguyễn Như Khải[1], ông Vũ Công Ngữ[2]; ông Hoàng Văn Quý[3]; ông Phạm Khắc Hùng[4], ông Hồ Anh Tuấn (đã mất), ông Toán… Ông chia sẻ: Kết thúc buổi bảo vệ (cấp Bộ) tôi đã phát biểu bày tỏ lòng cảm ơn chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhờ Đảng và Nhà nước tạo điều kiện, tôi mới có cơ hội được học tập và đạt kết quả như vậy[5].
Ngày 10/4/1978, tại Nhà hát lớn Hà Nội, 7 người trên thuộc danh sách 51 người được đích thân Phó thủ tướng Võ Nguyên Giáp trao bằng phó tiến sĩ. Bằng của ông Hải có số thứ tự 0014. Cùng đợt này còn có bà Nguyễn Ánh Tuyết – vợ nhạc sĩ Phạm Tuyên. Trong nhiều buổi làm việc với NCV, GS.TS Dương Học Hải gợi ý Trung tâm có thể nghiên cứu sâu về 51 người đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ đặc cách này. Theo ông, đây là thế hệ đặc biệt của nước ta thời đó.
Từ năm 1978 đến nay, hướng nghiên cứu chính của ông Hải vẫn là thiết kế đường ô tô. Ông cho biết, kết quả nghiên cứu của luận án phó tiến sĩ được ông ứng dụng vào quá trình nghiên cứu, giảng dạy, cũng như biên soạn giáo trình, sách chuyên ngành như: “Thiết kế đường ô tô”, “Xây dựng mặt đường ô tô”…
Ông Vũ Xuân Lý, Trưởng ban lão ông làng Thổ Hoàng, cho biết Thổ Hoàng xưa là vùng đất rộng, được gọi là tổng Thổ Hoàng. Nếu tính cả các vùng đất lân cận xưa kia thì có cả thảy 12 tiến sĩ đỗ đại khoa. Còn tính theo địa giới hiện tại, làng Thổ Hoàng có 10 vị tiến sĩ đỗ đạt trong thời kỳ phong kiến, được nhiều người gọi là làng tiến sĩ.
Đền thờ danh nhân Nguyễn Trung Ngạn
Người đầu tiên khai khoa cho làng là danh nhân Nguyễn Trung Ngạn. Ông đỗ Hoàng Giáp tại khoa thi năm Giáp Thìn (1304) thời nhà Trần khi mới 15 tuổi. Không chỉ là tiến sĩ khai khoa cho làng, Nguyễn Trung Ngạn cũng được coi là người trẻ tuổi nhất Việt Nam đỗ tiến sĩ, đứng đầu khoa bảng.
Ông cũng là người nổi tiếng nhất, có học vị cao nhất trong số 10 tiến sĩ khoa bảng của làng Thổ Hoàng, có nhiều công lao đóng góp đối với nền giáo dục nước nhà. Năm 1312, khi mới 23 tuổi, ông đã làm tới chức gián quan. Chỉ tính riêng ở Hà Nội đã có đến 7 nơi lập đền thờ Nguyễn Trung Ngạn. Tại quê hương, đền thờ ông được xây dựng mới trên quy mô gần 1 ha. Năm 2020, đền được xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Người thứ 2 trong làng là Nguyễn Văn Bính, tại khoa thi năm Ất Sửu (1505) đã đỗ Đệ tam giáp tiến sĩ. Tiếp đó, khoa thi năm Mậu Dần (1518), Nguyễn Trấn Chí đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ.
Đến năm 1526, Vũ Huyễn đỗ Đệ tam giáp tiến sĩ; khoa thi năm 1553, Hoàng Tuân đỗ Bảng nhãn. Vào các khoa thi từ năm Tân Mùi (1571) đến năm Ất Mùi (1775) có 5 vị đỗ Đệ tam giáp tiến sĩ, gồm: Hoàng Chân Nam, Vũ Trác Oánh, Hoàng Công Chí, Hoàng Công Bảo và Hoàng Bình Chính. Hoàng Bình Chính cũng là tiến sĩ đỗ đại khoa cuối cùng của làng Thổ Hoàng trong thời kỳ phong kiến.
Các tấm biển ghi rõ họ tên tiến sĩ và khoa thi đỗ được trưng bày tại đình làng Thổ Hoàng
Ở thời này, Thổ Hoàng cũng được coi là "lò" luyện thi nổi tiếng ở đất Bắc khi xây dựng nhà thờ Khổng Tử và cũng là nơi các sĩ tử ở khắp nơi đổ về rèn luyện. Đến nay, trải qua thăng trầm của lịch sử, nhà thờ không còn nữa, chỉ còn vết tích là 2 nghiên mực bằng đá khối nặng hàng chục tấn đặt ở đình làng.