Lệnh Cấm Vận Của Mỹ

Lệnh Cấm Vận Của Mỹ

Cấm đầu tư vào Cuba, ngay cả khi điều đó giúp đối thủ cạnh tranh thầu được những hợp đồng lớn. Trừng phạt các công ty nước ngoài “dám” buôn bán với Iran và Libya… Cấm vận là một cách Mỹ thể hiện sức mạnh. Vậy mà Thượng nghị sĩ Richard Lugar lại nói rằng “gần như tất cả các lệnh cấm vận đều không hiệu quả”.

Cấm đầu tư vào Cuba, ngay cả khi điều đó giúp đối thủ cạnh tranh thầu được những hợp đồng lớn. Trừng phạt các công ty nước ngoài “dám” buôn bán với Iran và Libya… Cấm vận là một cách Mỹ thể hiện sức mạnh. Vậy mà Thượng nghị sĩ Richard Lugar lại nói rằng “gần như tất cả các lệnh cấm vận đều không hiệu quả”.

Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài

Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ người dân Cuba trong việc chống lại sự can thiệp và cấm vận của nước ngoài, cũng như bảo vệ chủ quyền và phẩm giá quốc gia.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Bắc Kinh. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Tại cuộc họp báo ngày 31/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm một lần nữa khẳng định quan điểm của Trung Quốc luôn phản đối việc Mỹ phong tỏa và cấm vận đối với Cuba, đồng thời cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ người dân Cuba trong việc chống lại sự can thiệp và cấm vận của nước ngoài, cũng như bảo vệ chủ quyền và phẩm giá quốc gia.

Trước đó một ngày, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết thường niên với số phiếu áp đảo, kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế và thương mại lâu dài đối với Cuba.

Nghị quyết này đã nhận được sự ủng hộ từ 187 quốc gia, chỉ có hai phiếu chống và một phiếu trắng.

Ông Lâm Kiếm cho rằng kết quả này một lần nữa phản ánh sự ủng hộ mạnh mẽ của Đại hội đồng Liên hợp quốc đối với người dân Cuba trong cuộc đấu tranh chính nghĩa để bảo vệ chủ quyền quốc gia và phản đối sự can thiệp và cấm vận của nước ngoài.

Theo thống kê của Cuba, lệnh cấm vận của Mỹ đã gây thiệt hại lũy kế hơn 160 tỷ USD cho Cuba trong hơn 60 năm, trong đó thiệt hại hơn 5 tỷ USD từ tháng 3/2023 đến tháng 2 năm nay, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực sinh kế như thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu và năng lượng.

Từ năm 1992, Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức thảo luận thường niên về đề mục “Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba” và thông qua nghị quyết cùng tên với sự tham gia và ủng hộ của đông đảo các nước thành viên tổ chức đa phương lớn nhất thế giới./.

Nhiều quan chức Mỹ dự đoán những tác động nghiêm trọng nhất từ các lệnh cấm vận đối với nền kinh tế Nga có thể sẽ chỉ diễn ra sớm nhất là vào đến đầu năm sau.

Trước đó, giới chức Mỹ được cho là hy vọng rằng các lệnh cấm vận sẽ nhanh chóng làm tê liệt bộ máy chiến tranh của Nga ở Ukraine, khiến Điện Kremlin khó duy trì nỗ lực trên chiến trường và thậm chí có thể khiến dư luận chống lại chiến dịch quân sự ở Ukraine khi cuộc sống hằng ngày trong xã hội Nga trở nên khó khăn, theo CNN ngày 16.9.

Thực tế, nền kinh tế Nga đã chứng tỏ khả năng phục hồi tốt hơn nhiều so với kết quả mà nhiều quan chức hàng đầu của chính quyền Tổng thống Joe Biden mong đợi khi họ bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào Moscow vào tháng 2.

Nền kinh tế Nga có khả năng phục hồi nhanh là phần lớn nhờ vào doanh thu cao kỷ lục mà nước này đã đạt được trong mùa xuân và mùa hè từ giá năng lượng tăng cao. Trong 100 ngày đầu tiên của cuộc xung đột với Ukraine, Nga đã kiếm được doanh thu kỷ lục 93 tỉ euro nhờ xuất khẩu dầu, khí đốt và than đá, theo CNN dẫn số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch Phần Lan. Nền kinh tế Nga tuy có giảm 4% trong khoảng thời gian từ tháng 4-6 so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng thấp hơn nhiều so với mức giảm 15% mà một số bên đã dự báo trước đó.

“Chúng tôi đã mong chờ rằng những thứ như SWIFT và tất cả lệnh trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Nga sẽ phá hủy toàn bộ nền kinh tế Nga và về cơ bản, khi bước vào tháng 9, chúng tôi sẽ đối phó với một nước Nga suy yếu hơn nhiều về kinh tế so với nước Nga chúng tôi đang đối phó hiện nay”, một quan chức cấp cao của Mỹ cho CNN hay. Trước đó, Mỹ và châu Âu đã quyết định cắt một số ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Ngoài ra, một quan chức cấp cao khác của Mỹ cũng cho CNN hay nhiều người trong chính quyền Tổng thống Biden từng hy vọng nền kinh tế Nga chịu nhiều thiệt hại hơn vào lúc này, xét về mức độ nghiêm trọng chưa từng có của các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt.

Trong khi đó, một quan chức cấp cao khác của chính quyền Tổng thống Biden nói với CNN rằng những quan chức soạn thảo các lệnh trừng phạt trong những tháng trước khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine luôn tin rằng những tác động mạnh nhất sẽ không nhất thiết phải diễn ra ngay lập tức. “Tôi nghĩ ngay từ đầu, chúng tôi đã có quan điểm rằng khi Nga tấn công Ukraine và chúng tôi áp đặt các lệnh trừng phạt, thì đó là một chế độ trừng phạt từ trung đến dài hạn. Đó là bởi vì chúng tôi muốn gây áp lực lên Nga về lâu dài khi nước này tiến hành [chiến dịch quân sự ở] Ukraine và chúng tôi muốn làm suy giảm khả năng kinh tế và công nghiệp của Nga. Vì vậy, chúng tôi luôn coi đây là một trò chơi dài hạn”, vị quan chức cho hay.

Vị quan chức trên thừa nhận rằng tuy có một số "cú sốc trước mắt" đối với nền kinh tế Nga, như khi đồng rúp lao dốc, Nga vẫn có thể phục hồi nhanh chóng nhờ vào nguồn thu từ năng lượng. Tuy nhiên, vị quan chức này và các quan chức tình báo phương Tây cho CNN hay họ đánh giá rằng về lâu dài, nền kinh tế Nga sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, từ chi phí của cuộc chiến lẫn những nỗ lực của phương Tây đẩy Nga ra khỏi thương mại toàn cầu.

Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga.

VTV.vn - Bất chấp những lệnh cấm vận của phương Tây, Nga vẫn đạt được doanh thu từ dầu khí ở mức cao hơn năm trước. Dữ liệu từ công ty phân tích thị trường Kpler cho thấy điều này.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao vào ngày 6/6, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: Việt Nam ghi nhận việc gần đây Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi danh sách những quốc gia không hợp tác đầy đủ về chống khủng bố. Tuy nhiên, cho đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước mà Hoa Kỳ cho là tài trợ khủng bố.

Người Phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, cùng với cộng đồng quốc tế, Việt Nam kêu gọi Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố và gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận chống Cuba.

Lập trường nhất quán của Việt Nam từ trước đến nay là ủng hộ mạnh mẽ các nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc yêu cầu Hoa Kỳ chấm dứt việc bao vây cấm vận chống Cuba. Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ có bước đi cần thiết để tiến tới bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Cuba, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Mỹ Latin cũng như trên thế giới.