Nhiều bạn sinh viên hay bị nhầm lẫn giữa học ngành Luật và Luật kinh tế, tuy nhiên đây là 2 ngành học có kiến thức hoàn toàn khác nhau. Ngành Luật sẽ bao quát nhiều lĩnh vực liên quan đến pháp luật, chuyên sâu về pháp luật. Còn Luật kinh tế chủ yếu đào tạo các kiến thức về kinh tế thương mại.
Nhiều bạn sinh viên hay bị nhầm lẫn giữa học ngành Luật và Luật kinh tế, tuy nhiên đây là 2 ngành học có kiến thức hoàn toàn khác nhau. Ngành Luật sẽ bao quát nhiều lĩnh vực liên quan đến pháp luật, chuyên sâu về pháp luật. Còn Luật kinh tế chủ yếu đào tạo các kiến thức về kinh tế thương mại.
Để đào tạo ra được những cử nhân ngành Luật kinh tế thì cũng cần có các thầy, cô giảng viên của ngành.
Việc tham gia giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học ngành Luật kinh tế, đòi hỏi phải là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng, đặc biệt phải dành rất nhiều tâm huyết, đạo đức đối với nghề.
Ngoài những công việc đặc thù được nhắc đến ở trên, các bạn có thể lựa chọn trở thành chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước.
Đã là ngành luật thì sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên sâu về luật, đặc biệt với ngành Luật kinh tế các bạn sinh viên sẽ học về luật kinh doanh thương mại.
Sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành như Pháp luật về đầu tư xây dựng, Luật cạnh tranh, Luật thương mại, Luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật doanh nghiệp, Pháp luật về kinh doanh bất động sản,…
Dù làm việc ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nào cũng cần tuân thủ các quy định và luật pháp do Nhà nước đưa ra. Các tổ chức phi Chính phủ cũng cần những chuyên viên am hiểu và tư vấn luật kinh tế, để giải quyết các tranh chấp hay hoạt động liên quan đến kinh tế.
Đối với ngành Luật thì các bạn sẽ phải học chuyên sâu hơn về luật pháp, được đào tạo để giải quyết các vấn đề của người dân hay của các cơ quan đoàn thể liên quan đến pháp luật. Đồng thời được củng cố các kỹ năng mềm như kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng ngoại ngữ,..
Còn đối với ngành Luật kinh tế, các bạn sẽ được học chuyên sâu về luật kinh doanh thương mại, các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, các bạn cũng sẽ học được cách tư vấn, vận dụng các quy định của pháp luật để bào chữa cho các tranh chấp trong kinh doanh.
Để trả lời câu hỏi nên chọn ngành nào là phù hợp, bạn nên nhìn lại những ưu, nhược điểm của bản thân để nhận định. Bạn có hứng thú với ngành nào hơn, bạn thích môi trường năng động, có thể làm trong nước và ngoài nước, muốn có nhiều sự lựa chọn trong công việc thì có thể chọn Luật kinh tế.
Bên cạnh câu hỏi Học luật kinh tế ra làm gì, chắc chắn các bạn sinh viên luôn trăn trở không biết mức lương của ngành là bao nhiêu và mong muốn được thăng tiến trong sự nghiệp.
Thông thường, đối với những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương sẽ giao động trong khoảng 4 - 6 triệu đồng.
Với người có kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm sẽ là trên 6 triệu đồng 1 tháng.
Và cứ dần dần tăng theo kinh nghiệm từng năm: Từ 3-5 năm là trên 10 triệu, 5-10 năm là 20 triệu mỗi tháng.
Mức lương của trưởng phòng sẽ giao động từ 30-40 triệu đồng 1 tháng kèm theo phần trăm doanh thu.
Còn đối với Giám đốc thì sẽ tùy thuộc vào doanh thu của từng công ty.
Tuy nhiên các bạn cần đặc biệt lưu ý, các mức lương trên chỉ nên tham khảo, mức lương sẽ thay đổi tùy thuộc vào thực tế và sẽ thay đổi theo thời gian, năng lực của mỗi người.
Không những thắc mắc về các vấn đề liên quan đến mức lương, nhiều bạn sinh viên cũng rất lo ngại không biết học Luật kinh tế có dễ xin việc không.
Nếu bạn tốt nghiệp và đã trau dồi đủ kiến thức, đã học và trải nghiệm nhiều với vốn kinh nghiệm phong phú, chắc chắn các công ty, tổ chức, cơ quan sẽ mở rộng cánh cửa chào đón bạn.
Nguồn cung cấp nhân sự ở ngành này hiện vẫn còn đang khan hiếm, chưa đáp ứng được hết mong muốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy đừng bỏ lỡ cơ hội việc làm trong ngành Luật kinh tế, những đóng góp của bạn sẽ giúp nền kinh tế của nước ta ngày một phát triển hơn.
Hiện nay, ngành Luật kinh tế đang có nhu cầu tuyển dụng nhân lực rất cao, các công ty, doanh nghiệp vẫn đang tìm kiếm những nhân tố phù hợp để hợp tác phát triển lâu dài. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn biết được việc Học luật kinh tế ra làm gì, nắm bắt được những đãi ngộ, mức lương hấp dẫn của ngành để không bỏ lỡ cơ hội tốt.
Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ
để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.
- Tên ngành được in trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm và quyết định tốt nghiệp
- Tên ngành “Kiến trúc” được ghi trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm và quyết định tốt nghiệp.
+ Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (Phương thức 1)
+ Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 2)
Tổ hợp xét tuyển: Toán-Lý-Hóa (A00); Văn-Sử-Địa (C00); Toán-Văn-Anh (D01); Toán-Văn-Pháp (D03);
+ Xét điểm học bạ THPT (Phương thức 3)
Tổ hợp xét tuyển: Toán-Lý-Hóa (A00); Văn-Sử-Địa (C00); Toán-Văn-Anh (D01); Toán-Văn-Pháp (D03);
+ Xét điểm thi V-SAT (Phương thức 5)
Tổ hợp xét tuyển: Toán-Lý-Hóa (A00); Toán-Lý-Anh (A01); Toán-Sử-Anh (D09); Toán-Địa-Anh (D10);
- Ngành Luật kinh tế cung cấp kiến thức chuyên môn vững vàng về các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, của đất nước trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0.
- Bên cạnh khối kiến thức cơ sở ngành về pháp luật, sinh viên theo học ngành Luật Kinh tế sẽ được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung đào tạo tập trung vào các môn chủ yếu như: Luật Thương mại; Pháp luật về các hoạt động kinh tế như kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu, thị trường chứng khoán, dịch vụ logistics; Luật thương mại quốc tế bao gồm pháp luật và chính sách ngoại thương, pháp luật kinh doanh quốc tế; Luật thuế trong nước và quốc tế, Tư pháp quốc tế (các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài), v.v…
- Chuyên viên tại các văn phòng, công ty trong lĩnh vực pháp luật;
- Chuyên viên tại các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp;
- Nghiên cứu viên về pháp luật; Tư vấn viên về pháp luật;
- Hòa giải viên, Trọng tài viên, Quản tài viên, Trợ giúp viên pháp lý;
- Luật sư, Công chứng viên, Thừa phát lại, v.v…
- Các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã…);
- Văn phòng Luật sư, Công ty Luật, Văn phòng Công chứng; Văn phòng Thừa phát lại;
- Trung tâm trọng tài, Trung tâm hòa giải thương mại;
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở, Phòng và tương đương;
- Tòa án; Cơ quan thi hành án dân sự; Viện Kiểm sát;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Trường đại học, cao đẳng, trung cấp, v.v…
Chương trình thạc sĩ Luật kinh tế tại VLU đào tạo theo định hướng ứng dụng, giúp người học nâng cao kiến thức chuyên sâu, tăng cường kiến thức liên ngành, nghiên cứu, làm việc độc lập và tư duy sáng tạo, giải quyết các vấn đề hoạt động thực tiễn.
Mặc dù mức lương được tổng hợp phía trên là mức lương cơ bản có thể thay đổi, tuy nhiên đó là mức thu nhập đáng mơ ước của nhiều bạn trẻ. Nhưng để đạt được những thành tựu này, chúng ta sẽ cần phải đánh đổi nhiều thứ.
Đa phần các bậc phụ huynh khi có con gái học luật sẽ rất lo lắng bởi những áp lực và khó khăn của ngành, lo sợ con gái không xin được việc, vất vả sau khi lập gia đình. Nhất là khi công việc bận rộn, đòi hỏi phải trau dồi, cập nhật kiến thức liên tục, nếu không biết cách sắp xếp thời gian sao cho phù hợp, bạn sẽ không thể chu toàn cho công việc và gia đình.
Tuy nhiên, nếu các bạn có đam mê, có nhiệt huyết và quyết tâm, chắc chắn sẽ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. Đồng thời vận dụng được những ưu điểm của bản thân để chinh phục ngành Luật kinh tế.
Các bạn nữ thường tỉ mỉ, cẩn thận và kiên nhẫn hơn các bạn nam, mà những yếu tố này sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong học tập và làm việc.