Nhà Thờ Phước Lộc

Nhà Thờ Phước Lộc

Các nhà cung cấp được chọn lọc kĩ càng Quy trình QC chặt chẽ đảm bảo đầu vào nguyên liệu Hơn 500 công nhân viên, kĩ sư đa ngành nghề vận hành chuỗi cung ứng

Các nhà cung cấp được chọn lọc kĩ càng Quy trình QC chặt chẽ đảm bảo đầu vào nguyên liệu Hơn 500 công nhân viên, kĩ sư đa ngành nghề vận hành chuỗi cung ứng

II. Tha La trong giai đoạn phát triển và vươn lên.

Dù Tha La được thành hình từ những năm 1837-1840, nhưng mãi đến năm 1860, Cha Besombes (Hạnh), là vị linh mục đầu tiên đến phục vụ cho Họ đạo Tha La. Lúc bấy giờ có khoảng trên 20 gia đình nhưng ở rải rác khắp nơi, và nhà thờ chỉ được làm bằng tranh vách lá tại Lò Mo và Trường Đà.

Trải qua bao gian khó, cực nhọc với bao đời linh mục đã đến phục vụ tại Họ đạo Tha La bé nhỏ. Đến năm 1881, Cha Lorensô Bính đến phục vụ Họ đạo Tha La. Cha đã vận động, quyên góp để xây dựng Nhà thờ Tha La. Sau 3 năm miệt mài, Nhà thờ Tha La được hoàn thành. Đó là công sức của bao người góp nên, nhất là của gia đình ông bà Huyện Viên (mộ các ngài còn ở trước núi Đức Mẹ Nhà thờ Tha La), và cũng là người có công trong việc thành lập Họ đạo Tha La này. Từ đây, Tha La đã bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển và vươn lên.

I. Nhà Thờ Tha La được thành hình.

Dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840), vì nghi ngờ người Công Giáo liên kết với ông Lê Văn Khôi, khởi nghĩa chống triều đình Huế, nên vua ra sắc chỉ cấm đạo rất gắt ao. Trong hoàn cảnh ấy, ông Côximô Nguyễn Hữu Trí đã đưa gia đình từ Huế vào miền Nam sinh sống và lánh nạn. Ông và gia đình đã đến Bà Trà, Thủ Dầu Một, đến Suối Đá, Tây Ninh và cuối cùng đã dừng chân tại Tha La này năm 1837.

Theo truyền khẩu: Tha La là nơi nghỉ mát của dân tộc Khmer, cũng là một nơi hoang vắng, sình lầy. Tại Tha La, ông Trí đã quy tụ được một số gia đình để khai phá đất hoang cũng như tổ chức các buổi đọc kinh gia đình. Đến năm 1840, ông Trí mới mời được linh mục đến giúp khi các ngài có dịp đi ngang. Từ đây, Tha La đã thật sự thành hình, đó là nhờ công đức của các vị tiền bối, nhất là ông Côximô Trí (mộ của ông vẫn còn ở trước núi Đức Mẹ Nhà thờ Tha La).

III. Tha La trong giai đoạn mới.

Giáo xứ Tha La đã có từ 1840, nhưng mãi đến ngày 22/09/1966, với nghị định số Prot. N 311/66 của Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiên, chính thức thiết lập Giáo xứ Tha La.

Tha La hình thành và phát triển, bao vị linh mục đã đến phục vụ, làm cho Tha La ngày càng được phát triển thêm lên. Năm 1966, vâng lệnh Bề trên, Cha Gioakim Nguyễn Văn Nghị đã đến nhậm sở tại Họ đạo Tha La thay cho Cha Giacôbê Lê Văn Quá. Cha rất quan tâm đến đời sống tinh thần lẫn vật chất của giáo dân.

Vì nhu cầu cấp thiết và hữu ích cho giáo dân, nên ngày 10/09/1967, Đức Cha Giáo phận Phú Cường đã chủ sự Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên, khởi công xây dựng Nhà thờ Tha La và Cha Gioakim Nghị phụ trách. Sau khoảng 3 năm xây dựng, Nhà thờ Tha La đã hoàn thành và được khánh thành ngày Chúa Nhật 13/12/1970.

Sau hơn 160 năm (1840-2005) hình thành và phát triển, đã có khoảng 48 linh mục đến giúp và làm việc mục vụ tại Giáo xứ Tha La.

Giáo xứ Tha La cũng đã dâng hiến cho Giáo Hội những người con là các linh mục và tu sĩ, để phục vụ cho Giáo Hội. Hiện tại số giáo dân của Giáo xứ là 4.756 người.

Ngày 14/02/2000, Cha Philipphê Trần Tấn Binh đã đến nhậm sở tại Giáo xứ Tha La, thay Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước. Và ngày 10/01/2005, với sự cộng tác của toàn thể giáo dân trong Giáo xứ, Cha sở Philipphê Trần Tấn Binh đã cho tu sửa và trang trí lại Cung Thánh của Thánh đường Giáo xứ Tha La. Đến nay đã hoàn thành.

Ngày 05/02/2005, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám mục Giáo phận Phú Cường, chủ sự Thánh Lễ Tạ ơn và Cung Hiến Thánh Đường và Bàn Thờ mới của Giáo xứ Tha La.

Ngày 03/09/2005, Cha Phêrô Nguyễn Văn Thắm được bổ nhiệm làm Cha sở Tha La, thay cho Cha Philipphê Trần Tấn Binh.

Nhà thờ Tha La, với Tước hiệu “Đức Maria Vô Nhiễm”, đã được đặt dưới sự bảo trợ của các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, đặc biệt là các thánh: Thánh Philipphê Phan Văn Minh, Thánh Phêrô Đoàn Công Quý và Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm.

Giáo xứ Tha La xin cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa vì đã ban cho Giáo xứ Tha La được như ngày hôm nay, đồng thời cũng chân thành cảm ơn các vị tiền bối, các giám mục, linh mục, các tu sĩ và toàn thể anh chị em trong cũng như ngoài Giáo xứ đã hỗ trợ và nâng đỡ cho Giáo xứ Tha La có được như ngày hôm nay.

Xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria Vô Nhiễm, Thánh Philipphê Phan Văn Minh, Thánh Phêrô Đoàn Công Quý và Thánh Mátthêu Lê Văn Gẫm, ban ơn và chúc lành cho tất cả quý vị.

Phía bắc cầu Thăng Long có thôn Bầu, xã Kim Chung, xưa là một thôn riêng biệt, lập thành xã Đa Lộc, nay sáp nhập với các thôn Hậu Dưỡng, Nhuế thành xã Kim Chung. Ba thôn thành một xã, nhưng mỗi thôn đều có một lịch sử hình thành, truyền thuyết, lễ hội dân gian riêng biệt.

Người vùng này có câu thành ngữ: “Cá trầm Bầu, trâu Cổ Điển, kiến Thọ Đa”, cũng đã nói lên đặc điểm của từng vùng. Nói “cá trầm Bầu” là nói về một thủy vực không sâu nhưng rộng, dân gian gọi là trầm. Truyền rằng từ ngàn xưa, đất nước ta còn ngập lụt khắp nơi, bờ đê, bờ bao chưa có nên vùng trũng nào cũng có nước, mà rộng lớn nhất đó là đầm Dạ Trạch. Đầm đó lớn, những chi nhánh của nó ăn lan ra nhiều nơi, tuy không thành đầm,thành phá thì cũng thành trầm, trong đó có trầm Bầu thuộc huyện Đông Ngàn.

Cũng ở khu vực này có một thôn nhỏ, lập nhà ở Bãi Dé là đất cao, nhưng vì ở trên đó không có nước. Người giỏi phong thủy mách bảo nên đến trầm Bầu mà sinh sống. Quả nhiên dân làng đến nơi ở mới, cuộc sống đỡ vất vả hơn. Rồi có một năm lụt to, phù sa dồn về nhiều đã tạo thành cồn bãi khiến đất đai màu mỡ hơn, dân làng trở nên giàu có, đổi tên thôn là Đa Lộc. Sau này Đa Lộc phát triển thành nơi “nhất xã nhất thôn” vẫn lấy tên cũ là Đa Lộc.

Thôn Đa Lộc thờ Cao Sơn Đại vương, Thanh Sơn Đại vương, Linh Sơn Đại vương làm Thành hoàng bản thổ. Tại thôn cũng có riêng ngôi đền thờ công chúa Tiên Dung và có tục lệ tổ chức hội riêng biệt. Theo cụ Phẩm, một vị cao tuổi, biết nhiều chuyện cũ kể lại thì làng Đa Lộc thờ Công chúa Tiên Dung bởi lẽ đã sinh sống tại chi lưu đầm Dạ Trạch, nơi có bãi Tự Nhiên, có cuộc “thiên duyên kỳ ngộ” giữa Công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử nên thôn Bầu hầu hạ cúng Ngài. Nhưng có điều lạ là thôn thường tổ chức đồng nhất cho lễ hội các vị cùng một ngày. Đó là ngày 8 tháng giêng hàng năm. Hai câu đối cổ thường treo bên bàn thờ tứ vị tại hậu cung:

Thiên thu khí phách ngưỡng Biều phong.

Bốn vị thần nổi danh trong sử nước

Ngàn năm qua khí phách còn lưu ở đất Biều.

Người trong thôn đến nay còn nhớ câu: “Mồng tám mở hội, mồng chín vui xuân, mồng mười đóng thuyền, mười một tế cáo, mười hai rước quay mũi thuyền, hóa mã và rã hội”. Như vậy, ngày hội có hai phần: tế các vị Thành hoàng và tế rước thuyền Tiên chúa. Thuyền tiên được chuẩn bị trong ngày mồng mười, nhưng từ các ngày trước đó, những trai làng đã vào hội hương ẩm được cử đi mua “gỗ” đóng thuyền. Nhưng đó là mua gỗ gì và mua ở đâu?

Lệ làng là đi “mua gỗ”, nhưng thực ra là đi đến các xóm bãi ven sông Hồng, nơi có hàng ngàn cây chuối tại các vườn nhà. Đến nơi đó, các trai làng phải khéo léo xin được cất những tàu lá chuối dài nhất, to nhất đem về đóng thuyền lễ. Và cũng có một mối quan hệ kỳ lạ, hàng năm những xóm bãi ven sông đều hồ hởi tiếp khách, hưỡng dẫn khách “mua” chọn những cây to để có tàu lá đẹp về đóng thuyền Tiên chúa. Họ tin rằng góp phần nhỏ như vậy sẽ được Tiên chúa phù hộ cả năm.

Những tàu lá thu được mang về sân đình, và được các cụ chọn lựa từng tàu, bỏ đi những tàu lá rách, hoặc có vết sâu trên bẹ. Sau khi chọn, các cụ dùng dao dọc bỏ lá, xếp ba cái bẹ làm một, dùng đinh tre đóng xuyên qua, ghép so le cho chắc chắn. Để làm được thuyền cũng phải chọn người có chân trong hương ẩm, trong tư văn mới được giao việc.

Ngày trước, ở thôn Bầu có cụ Khán Đốc, cụ Khán Thôn, cụ Khán Oanh, cụ Khán Giữa, cụ Ba Lung đều là những người biết đóng thuyền, tiếc rằng nay các cụ đều đã quy tiên. Làm thuyền xong, các vị trang hoàng trên thuyền. Con thuyền hoàn thành có kích thước 2,5x1,8m, nhưng trên đó có cả linh xa tám mái và cờ, quạt. Những thứ đó đều là hàng mã do gia đình cụ Chồi ở xóm Đông Nhất làm. Đó cũng là gia đình làm mã giỏi nhất thời đó.

Ngày 11 làm lễ tế cáo với Thành hoàng. Hôm đó, sau lễ tế, các dòng họ trong thôn cùng khách thập phương làm lễ. Lễ tế xong, mọi người chuẩn bị cho đám rước ngày hôm sau. Người ta làm lễ quay mũi thuyền ra phía trước, sửa sang lại những chỗ trên thuyền cho chắc chắn để hôm sau rước.

Ngày 12 đám rước khổng lồ được tiến hành, có cờ hiệu các Thánh, có người mang bát bửu, lộ bộ đi trước cùng với dàn nhạc dân tộc. Sau dó mới đến cờ, tàn, lọng, quạt và xúm xít đi chung quanh bốn cỗ kiệu bát cống theo thứ tự: ngài Cao Sơn, ngài Thanh Sơn và ngài Linh Sơn. Đi cuối cùng là kiệu của Đức Bà. Từ kiệu thờ của Đức Bà có một phù kiều bằng lụa dài, do các bà vãi trong làng đội. Phù kiều đó nối từ kiệu tới thuyền như một sợi dây kéo thuyền theo kiệu Tiên Chúa.

Đám rước đi tới đền Tiên Chúa thì quay về đình. Riêng kiệu Tiên chúa rước vào đền để các quan viên làm lễ tế và các bà làm lễ dâng hương. Lễ xong, mới nâng thuyền lên đi ra trầm Bầu, nhẹ nhàng thả xuống diễn lại tính chúa Tiên Dung thanh thản dạo chơi trên sông nước.

Về điển lễ thờ ngài Cao Sơn nên làng có kiêng cữ: đó là làng kiêng chữ “Cao”, thường đọc là Kiêu, còn vật phẩm cúng tế không kiêng kỵ. Trong ngày vui xuân, thôn tổ chức đánh đu, đánh cờ người, võ vật.

Bây giờ trầm Bầu cũng đã khác xưa. Nhiều nơi đang được đắp thêm nền để làm đường mới, nối từ đường số 5 về khu công nghiệp. Nhớ lại câu ngạn ngữ: “Cá trầm Bầu - trâu Cổ Điển - kiến Thọ Đa”, các cụ nói rằng trầm Bầu nhiều cá, Cổ Điển trâu tốt và khỏe, còn kiến Thọ Đa có nghĩa là đất Thọ Đa cao, khi có mùa nước, kiến chạy tổ khắp nơi về gò cao Thọ Đa nên ở đó có nhiều loại kiến. Và kiến ở đó cũng hung dữ cắn người không sợ gì ai!

Vui câu chuyện, các cụ còn kể về sông Thiếp, thì ra con sông này vốn xưa là nơi thanh vắng, các thê thiếp nhà quan thường ra tắm nên có tên là sông Thiếp.