Ớt Cay Nhất Thế Giới Giá Báo Nhiều

Ớt Cay Nhất Thế Giới Giá Báo Nhiều

Tài khoản của bạn đã bị khóa. Vui lòng liên hệ với Admin để được hỗ trợ

Tài khoản của bạn đã bị khóa. Vui lòng liên hệ với Admin để được hỗ trợ

Vượt Thái Lan cả về lượng và giá

Tính đến đầu tháng 9, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cho biết vừa điều chỉnh giá các loại gạo xuất khẩu tăng từ 10 - 35 USD/tấn so với giữa tháng 8. Cụ thể, giá gạo 5% tấm là 646 USD/tấn và 25% tấm là 607 USD/tấn do nguồn cung gạo trên thị trường thế giới tiếp tục căng thẳng, đặc biệt từ Ấn Độ và Myanmar. Bộ Thương mại Thái Lan thông tin tính từ đầu năm đến cuối tháng 8 đã xuất khẩu 5,29 triệu tấn gạo, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2022. Các thị trường tiêu thụ gạo nhiều nhất của Thái Lan là Indonesia, Iraq, Nam Phi, Mỹ và Trung Quốc. Một trong những khách hàng mua gạo lớn của VN ở khu vực Đông Nam Á là Philippines quan tâm đến thỏa thuận nhập khẩu gạo với Thái Lan. Thỏa thuận này sẽ có sự "rõ ràng hơn" vào cuối tháng 9 này.

VN đang tận dụng tốt cơ hội giá gạo thế giới tăng cao

Trong khi đó, theo thông báo của Hiệp hội lương thực VN (VFA), giá gạo xuất khẩu 5% tấm của VN hiện ở mức 648 USD/tấn và 25% tấm là 628 USD/tấn. Về lượng, theo số liệu của Bộ NN-PTNT thì trong tháng 8 xuất khẩu gạo ước đạt 950.000 tấn, trị giá 553 triệu USD. Có thể nói các doanh nghiệp VN đã tận dụng tốt cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu gạo vì so với tháng liền kề trước đó con số chỉ là 661.000 tấn gạo trị giá 363 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước lượng gạo xuất khẩu và trị giá cũng tăng mạnh. Cụ thể, tháng 8.2022, VN xuất 718.000 tấn gạo, trị giá 339 triệu USD.

Lũy kế 8 tháng đầu năm VN đã xuất khẩu được 5,85 triệu tấn gạo, trị giá gần 3,2 tỉ USD, tăng 22% về khối lượng và tăng 36,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá gạo xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2023 ước đạt 542 USD/tấn, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2022. Tính đến hết tháng 7.2023, Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của VN với thị phần chiếm 37,6%, đạt 1,94 triệu tấn và 985 triệu USD. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất, thị trường có giá trị tăng mạnh nhất là Indonesia, gấp 16,3 lần.

Căn cứ vào số liệu chính thức được công bố có thể thấy VN hiện xuất khẩu gạo nhiều hơn Thái Lan khoảng 560.000 tấn; giá gạo 5% tấm của VN, đặc biệt là gạo 25% tấm, cũng đang cao hơn so với gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan.

Việt Nam đang xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới

Xuất hiện tin đồn thất thiệt để thao túng giá

Tuần qua, thị trường gạo thế giới có một số diễn biến đáng chú ý. Đối với nguồn cung, Ấn Độ siết chặt toàn bộ các hoạt động xuất khẩu gạo như: áp thuế xuất khẩu 20% lên gạo đồ (chiếm 1/3 lượng gạo xuất khẩu) và áp giá sàn xuất khẩu 1.200 USD/tấn lên mặt hàng gạo Basmati (lượng xuất khoảng 4 triệu tấn/năm). Ngay sau đó nước này "mở hé" cánh cửa thị trường khi cho phép các lô hàng gạo trắng thường bị kẹt ở cảng được tiếp tục xuất khẩu. Bên cạnh đó là mở hạn ngạch xuất khẩu cho 3 nước Bhutan, Singapore và Mauritius với tổng sản lượng chưa tới 150.000 tấn gạo. Tuy sản lượng không nhiều nhưng động thái này cho thấy Ấn Độ vẫn có thể mở ra cơ hội cho các hợp đồng xuất khẩu cấp chính phủ. Điều này có thể làm hạ nhiệt một phần cơn sốt giá đang rất nóng.

Một nguồn cung khác, lớn thứ 6 thế giới là Myanmar vẫn đang để ngỏ vấn đề tạm dừng xuất khẩu gạo. Các nhà xuất nhập khẩu vẫn hồi hộp theo dõi những diễn biến tiếp theo.

Ở chiều ngược lại, 2 khách mua gạo lớn của thế giới cũng như mua của VN là Philippines và Indonesia đồng loạt có những chính sách liên quan đến nguồn cung và giá gạo. Cụ thể, Indonesia quyết định chi trên 525 triệu USD để phát gạo miễn phí cho 21,35 triệu gia đình nghèo, biện pháp hỗ trợ người dân đối phó với giá gạo tăng cao. Trong khi đó, Philippines thực hiện chính sách giá trần đối với gạo xay xát thông thường là 41 peso/kg (tương đương khoảng 0,72 USD), giá gạo xay xát kỹ được đặt ở mức 45 peso/kg (0,79 USD). Cả 2 chính sách này đều bắt đầu có hiệu lực từ đầu tháng 9.

Đối với chính sách giá trần của Philippines, gần đây một số thương nhân VN cho rằng các doanh nghiệp Philippines đồng loạt xin hủy hợp đồng vì càng làm càng lỗ. Các nhà nhập khẩu Philippines hủy hợp đồng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu và kéo giá gạo xuất khẩu VN giảm.

Trước thông tin đối tác Philippines xin hủy hợp đồng, trao đổi với Thanh Niên, nhiều doanh nghiệp khẳng định đây là thông tin không có cơ sở. Thực tế, thời gian qua giá gạo tăng cao nên các nhà xuất khẩu và nhập khẩu có thỏa thuận gia hạn, kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng để giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể có. Cách đây 2 tuần Philippines cho biết lượng gạo dự trữ quốc gia giảm từ 60 ngày xuống 45 ngày và cần phải nhanh chóng bổ sung thêm ít nhất 500.000 tấn gạo để đảm bảo an ninh lương thực. Philippines đang chạy đua với các nước để nhập khẩu gạo nhằm đảm bảo nguồn cung trong điều kiện thời tiết El Nino tiếp tục kéo dài đến hết quý 1/2024. "Có thể có trường hợp một vài doanh nghiệp tư nhân của Philippines tạm ngưng nhập khẩu gạo vì quy định giá trần nhưng không ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu gạo của nước này. Đây là điều rất quan trọng cần phải làm rõ để tránh làm xáo động thị trường, trục lợi bất chính", một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở TP.HCM nói.

Theo một số chuyên gia ngành hàng lúa gạo, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và các lệnh siết xuất khẩu mới đây khiến thị trường toàn cầu thiếu hụt từ 8 - 10 triệu tấn. Nếu không có các lệnh cấm của Ấn Độ giá cũng sẽ tăng. Năm nay, để đối phó với El Nino, Indonesia phải nhập khẩu đến 2 triệu tấn gạo. Đó là chưa kể nhu cầu tăng cao từ hàng loạt quốc gia khác, kể cả Trung Quốc, đất nước 1,4 tỉ dân. Ngay cả nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới là Thái Lan, Hiệp hội các nhà đóng gói gạo cũng điều chỉnh tăng giá gạo đóng gói 3 baht/kg từ đầu tháng 9.2023. Nếu có một vài doanh nghiệp Philippines ngưng mua không ảnh hưởng gì đến thị trường thế giới.

Hiện VN đã xuất khẩu 5,85 triệu tấn, so với mục tiêu 7 triệu tấn thì trong 4 tháng cuối năm tổng lượng gạo có thể xuất chỉ trên 1,15 triệu tấn. Đây là con số rất khiêm tốn so với nhu cầu thế giới hiện nay. Từ nay đến cuối năm giá gạo 5% tấm xuất khẩu chắc chắn không thể xuống dưới mức 600 USD/tấn; khả năng sẽ duy trì giá từ 620 - 630 USD/tấn, kể cả việc Ấn Độ mở thêm một vài hợp đồng cấp chính phủ.

Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF) – một hiệp hội toàn cầu của ngành tài chính, nợ toàn cầu hiện ở mức 305 nghìn tỷ USD, cao hơn 45 nghìn tỷ USD so với trước đại dịch COVID-19.

Nợ toàn cầu là tổng số nợ của các doanh nghiệp, chính phủ và cá nhân trên khắp thế giới. Trong số nợ 305 nghìn tỷ USD, các tập đoàn chiếm 161,7 nghìn tỷ USD (53%), các chính phủ nợ 85,7 nghìn tỷ USD (28%) và cá nhân chiếm 57,6 nghìn tỷ USD (19%).

IIF dự đoán, nợ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng do vay mượn của chính phủ vẫn ở mức cao, do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như dân số già, căng thẳng địa chính trị, chi phí chăm sóc sức khỏe gia tăng và sự không tương xứng về tài chính khí hậu.

Những quốc gia nào có nhiều nợ nhất?

Nợ chính phủ đại diện cho các khoản nợ tài chính chưa thanh toán của một quốc gia, bao gồm các loại khác nhau như các khoản vay và chứng khoán nợ.

Báo cáo Giám sát nợ toàn cầu của IIF bao gồm 21 nền kinh tế thị trường phát triển bao gồm khu vực đồng Euro cũng như 30 thị trường mới nổi.

Tính đến quý I/2023, Mỹ có nợ quốc gia cao nhất thế giới với 30,1 nghìn tỷ USD nợ các chủ nợ. Khoản nợ của Washington hiện ở mức 31,4 nghìn tỷ USD, làm tăng thêm lo ngại về chi tiêu và chi phí đi vay của chính phủ Mỹ.

Đặt trong bối cảnh đó, số nợ của Mỹ tương đương với tổng số nợ của 4 quốc gia có nhiều nợ nhất tiếp theo bao gồm Trung Quốc (14 nghìn tỷ USD), Nhật Bản (10,2 nghìn tỷ USD), Pháp (3,1 nghìn tỷ USD) và Ý (2,9 nghìn tỷ USD).

Biểu đồ dưới đây xếp hạng nợ chính phủ trên toàn thế giới.

Quốc gia nào có đủ tiền để trả nợ?

Các quốc gia có mức nợ cao có thể bù đắp các khoản thanh toán của mình nếu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - thước đo tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia sản xuất - cao hơn nợ quốc gia.

Tỷ lệ nợ của Chính phủ tính trên GDP, so sánh quy mô nợ của một quốc gia với nền kinh tế của quốc gia đó, là một chỉ báo về tính bền vững tài chính của chính phủ. Bất kỳ giá trị nào lớn hơn 100% đều cho thấy một quốc gia đang chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được.

Theo IIF, nợ chính phủ trên GDP toàn cầu ở mức 95,5%.

Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, có tỷ lệ nợ trên GDP cao nhất ở mức 239%. Tỷ lệ nợ trên GDP cao của Tokyo một phần có thể là do dân số già và chi phí phúc lợi xã hội.

Hy Lạp có tỷ lệ nợ trên GDP cao thứ hai ở mức 197%, tiếp theo là Singapore (165%), Ý (135%) và Mỹ (116%).

Trần nợ là số tiền tối đa mà chính phủ có thể vay. Vào ngày 19/1, Mỹ đã chạm giới hạn vay là 31,4 nghìn tỷ USD. Kể từ đó, Bộ Tài chính Mỹ đã thực hiện một số biện pháp để tránh không thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình, được gọi là vỡ nợ.

Việc Mỹ vỡ nợ có thể sẽ đẩy nước này vào một cuộc suy thoái lớn, làm rung chuyển nền kinh tế thế giới và dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến.

Vào ngày 28 /5, sau nhiều tuần đàm phán, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện (do Đảng Cộng hòa nằm quyền chi phối) Kevin McCarthy, đã đạt được thỏa thuận dự kiến ​​nâng trần nợ trong hai năm đồng thời hạn chế một số khoản chi tiêu.

Ngày 30/5, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật, với tỷ lệ 314 – 117. Sau đó một ngày, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật.