Quy Định Hợp Đồng Gia Công

Quy Định Hợp Đồng Gia Công

Hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm được cá nhân hóa ngày càng tăng lên, vì thế, các hợp đồng gia công được sử dụng phổ biến hơn. Vậy hợp đồng gia công là gì? Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gia công được quy định như thế nào?

Hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm được cá nhân hóa ngày càng tăng lên, vì thế, các hợp đồng gia công được sử dụng phổ biến hơn. Vậy hợp đồng gia công là gì? Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gia công được quy định như thế nào?

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công có một số đặc điểm sau đây:

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gia công

Trong hợp đồng gia công, có 01 bên nhận nguyên vật liệu của bên kia để tạo ra sản phẩm mới gọi là bên gia công. Bên nhận gia công có quyền yêu cầu bên đặt gia công phải chuẩn bị và giao cho họ các vật liệu đạt tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại, tính đồng bộ cùng với số lượng, vật mẫu, bản vẽ để chế tạo sản phẩm/ hàng hóa mới theo thỏa thuận. Còn bên đặt gia công sẽ phải nhận sản phẩm/ hàng hóa mới do bên gia công tạo ra và trả tiền công cho bên gia công theo như các nội dung đã thoả thuận.

Trong quá trình gia công, bên nhận gia công sẽ tự tổ chức thực hiện và hoàn thành công việc, sau đó giao kết quả là sản phẩm/ hàng hóa đã được gia công cho bên đặt gia công để nhận thù lao. Khoản tiền mà bên đặt gia công phải trả cho bên nhận gia công được xem là khoản đền bù. Và bên nhận gia công có thể nhận khoản đền bù bằng tiền hoặc bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công tùy theo thỏa thuận.

Hợp đồng gia công có kết quả được vật thể hóa

Sản phẩm gia công là kết quả của quá trình gia công. Sản phẩm gia công sẽ được xác định trước theo mẫu mà bên đặt gia công yêu cầu hoặc theo tiêu chuẩn riêng do các bên thoả thuận. Trường hợp pháp luật đã quy định tiêu chuẩn riêng cho sản phẩm gia công thì bên gia công phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn này.

Vật mẫu hay tiêu chuẩn của vật gia công chỉ được hiện thực hoá (vật chất hoá hay trở thành hàng hoá) sau khi bên nhận gia công đã hoàn thành việc gia công.

Mang nét của Hợp đồng mua bán hàng hóa.

Nguyên liệu để gia công thường bao gồm nguyên liệu chính và các phụ liệu. Thông thường, bên đặt gia công chỉ cần cung cấp nguyên liệu chính ở dạng thô còn bên nhận gia công sẽ căn cứ vào từng loại sản phẩm cần gia công mà chuẩn bị thêm các nguyên phụ liệu khác. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bên đặt gia công chỉ yêu cầu kết quả còn bên nhận gia công sẽ phải tự chuẩn bị tất cả từ nguyên vật liệu, phụ liệu đến bao bì,… và bên đặt gia công phải trả tiền mua nguyên vật liệu và tiền gia công hàng hoá đó.

Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng gia công

Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng gia công

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công được quy định tại Điều 544, 545, Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 181, Luật Thương mại 2005:

- Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp đầy đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.

- Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng bằng cách cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo như nội dung thoả thuận trong hợp đồng.

- Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.

- Trả tiền công cho bên nhận gia công theo đúng thỏa thuận.

- Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

- Được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.

- Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm nhưng với yêu cầu bên nhận gia công sửa chữa sản phẩm theo đúng như chất lượng đã thỏa thuận nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn được thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên nhận gia công bồi thường thiệt hại về việc sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công được quy định tại Điều 546, 547, Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 182, Luật Thương mại 2005:

- Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

- Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.

- Nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng phải báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác; nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội thì phải từ chối thực hiện gia công.

- Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng và phải báo ngay cho bên đặt gia công nếu nhận thấy chỉ dẫn đó của bên đặt gia công có thể làm giảm chất lượng sản phẩm.

- Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.

- Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

- Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm (trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công dẫn đến chất lượng sản phẩm được tạo ra không đảm bảo).

- Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

- Yêu cầu bên đặt gia công trả đầy đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Mẫu hợp đồng gia công mới nhất năm 2023

Căn cứ theo những quy định về nội dung của hợp đồng gia công hàng hóa, mẫu hợp đồng gia công dưới đây tuân thủ quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể tham khảo:

Trên đây là những thông tin tổng hợp về hợp đồng gia công hàng hóa và mẫu hợp đồng gia công mới nhất hiện nay. Nếu còn bất kỳ thông tin thắc mắc gì, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

Hình thức của Hợp đồng gia công

Hình thức của Hợp đồng gia công

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng gia công. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 179 Luật Thương mại 2005 thì:

“Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”

Như vậy, hình thức hợp đồng gia công được thể hiện có thể là dưới dạng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản.