Thế Vận Hội Dành Cho Người Khuyết Tật Việt Nam

Thế Vận Hội Dành Cho Người Khuyết Tật Việt Nam

Mức trợ cấp cho người người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ 01/7/2024 (Hình từ internet)

Mức trợ cấp cho người người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ 01/7/2024 (Hình từ internet)

Mức trợ cấp cho người người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ 01/7/2024

Theo đó, Nghị định 76/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 2,3 Điều 4 quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Cụ thể:

- Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2024 là 500.000 đồng/tháng.

Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.

- Trường hợp điều kiện kinh tế - xã hội địa phương bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:

+ Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;

+ Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.

* Theo đó, khi tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng lên 500.000 đồng/tháng thì mức trợ cấp xã hội hàng tháng cũng có sự thay đổi như sau:

Mức chuẩn trợ giúp xã hội (500 nghìn đồng)

Cụ thể, cho người người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật từ 01/7/2024 như sau:

Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật

(1) Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng

(2) Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng

(3) Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng

(4) Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng

Quy định về xác định mức độ khuyết tật

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 thì người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

(1) Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

(2) Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

(3) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp (1) và (2).

Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:

- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;

- Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;

- Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác.

Trường hợp đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Chính phủ.

Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Tô Đức xung quanh vấn đề thêm cơ hội việc làm, giúp người khuyết tật có thu nhập ổn định, hoà nhập cộng đồng.

Quan tâm, chăm lo cho người khuyết tật

- Thưa ông, Việt Nam hiện có trên 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28,9%. Vậy, công cuộc thực hiện chính sách hỗ trợ, chăm lo cho người khuyết tật của Đảng và Nhà nước được thể hiện và quan tâm thế nào trong thời gian qua?

- Những năm qua Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn dành cho người khuyết tật sự quan tâm, chăm lo sâu sắc, công tác trợ giúp người khuyết tật cũng luôn được chú trọng thực hiện. Có thể nói, người khuyết tật đã được hỗ trợ, bảo đảm thực hiện quyền một cách khá toàn diện. Trong đó, có chính sách trợ giúp về trợ cấp hàng tháng, bảo hiểm y tế, hỗ trợ miễn giảm học phí, đồng thời hỗ trợ tạo sinh kế và học nghề, tạo việc làm và tiếp cận công trình giao thông, công trình xây dựng và những quyền khác…

Điều này được thể hiện trong Hiến pháp, Luật Người khuyết tật và các luật chuyên ngành như: Luật Khám chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Xây dựng, Luật trợ giúp pháp lý... Năm 2014 Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật, năm 2019 phê chuẩn Công ước 159 của ILO về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật, khẳng định mạnh mẽ hơn nữa cam kết của Việt Nam trong việc đảm bảo người lao động khuyết tật không bị phân biệt đối xử về lao động việc làm; phù hợp với Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Chiến lược Incheon về hiện thực hóa quyền của người khuyết tật một cách hiệu quả nhất.

Theo Cục trưởng Tô Đức, chăm lo cho người khuyết tật là một trong những chương trình lớn của cả nước. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách, hoạt động hỗ trợ người khuyết tật, giúp họ vượt lên hoàn cảnh, hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, để người khuyết tật có thêm cơ hội việc làm, thu nhập ổn định vẫn cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Chúng ta cũng đã thực hiện hiệu quả rất nhiều chương trình trợ giúp cho người khuyết tật. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật... Số lượng người khuyết tật được tiếp cận với các chính sách, chương trình chăm sóc người khuyết tật của Nhà nước và cộng đồng ngày càng tăng. Đến nay, đã triển khai xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy chứng nhận khuyết tật cho gần 3 triệu người khuyết tật. Số người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là trên 1,1 triệu người. Có 63 bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng, 100% bệnh viện trung ương (đa khoa) đều có khoa phục hồi chức năng, 90% bệnh viện đa khoa và 40% bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh có khoa phục hồi chức năng. Các tuyến bệnh viện tuyến huyện có khoa phục hồi chức năng riêng biệt hoặc ghép với khoa khác… Tại tuyến xã/phường của hầu hết các địa phương, người khuyết tật nặng được lập sổ theo dõi sức khỏe và người khuyết tật đặc biệt nặng được cấp thẻ bảo hiểm y tế, 100% người khuyết tật đặc biệt nặng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí...

Bên cạnh đó, công tác giáo dục, hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật cũng được tích cực thực hiện. Đến nay, cả nước đã thành lập được 20 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt cho trẻ em khuyết tật không đến được trường lớp bình thường, đã thống nhất được ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille trong toàn quốc. Giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm cũng đặc biệt quan tâm giai đoạn 2012- 2022, bình quân mỗi năm có từ 17.000 - 20.000 người khuyết tật được dạy nghề theo Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn. Hiện cả nước có 63 trung tâm dịch vụ việc làm, bình quân mỗi năm các trung tâm đã tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho khoảng 20.000 lượt người khuyết tật với tỷ lệ thành công đạt trên 50%.

Nhiều chương trình tín dụng cho vay giải quyết việc làm, trong đó có cho vay ưu đãi đối với người khuyết tật và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật được thực hiện.

Bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng, đông đảo người khuyết tật Việt Nam đã nỗ lực, chủ động vượt lên nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống và có nhiều đóng góp cho xã hội ở các lĩnh vực khác nhau.

- Chúng ta đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật, giúp họ có cơ hội việc làm, có thu nhập. Tuy nhiên, hiện nay việc rất nhiều người khuyết tật không có việc làm, nếu có thì việc làm cũng không ổn định, thu nhập thấp… Vậy đâu là những điểm mới trong các chính sách, chương trình về hỗ trợ người khuyết tật nhằm giúp họ có việc làm, thu nhập ổn định?

- Tôi cho rằng, một trong những điểm rất mới là chúng ta đã tập trung vào tạo sinh kế, tạo thu nhập và tạo việc làm cho người khuyết tật, đây là một trong những trọng tâm trong các chính sách hỗ trợ người khuyết tật. Chúng ta đang hướng tới việc nâng cao năng lực cho người khuyết tật, giúp họ có đủ kiến thức, trình độ, tri thức và đủ kỹ năng để có thể là cạnh tranh một cách là công bằng, minh bạch, trên thị trường lao động.

Trong giai đoạn vừa qua, Quốc hội và Chính phủ cũng đã ban hành 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, trường hợp là người khuyết tật không có sinh kế ổn định là một trong những đối tượng hỗ trợ trọng tâm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia đó. Đặc biệt, là chương trình giảm nghèo cũng đã có nội dung là hỗ trợ cho người khuyết tật không có sinh kế ổn định. Thông qua những dự án để tạo sinh kế, đặc biệt là những dự án do người khuyết tật do cộng đồng người khuyết tật đề xuất thì các cấp chính quyền sẽ bố trí nguồn lực hỗ trợ cho người khuyết tật để triển khai những dự án và tạo sinh kế ổn định hơn cho họ. Ví dụ như các dự án về chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất nông lâm nghiệp để người khuyết tật có thể tham gia vào những hoạt động khởi nghiệp hoặc kinh doanh…

- Theo ông, đâu là những khó khăn trong việc giúp người khuyết tật có cơ hội việc làm ổn định với thu nhập cao?

- Tôi cho rằng, việc tiếp cận với những cơ hội về việc làm, tạo sinh kế ổn định đối người khuyết tật vẫn gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận những chương trình đào tạo để nâng cao kiến thức, kỹ năng về lao động, dạy nghề, chọn nghề cho phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.

Mặc dù công tác hỗ trợ người khuyết tật có việc làm, sinh kế, thu nhập ổn định đã đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn thiếu những hỗ trợ đào tạo nghề, học nghề cho người khuyết tật gắn với doanh nghiệp nhằm tạo việc làm cho người khuyết tật sau khi đào tạo…

Để giúp đào tạo nghề cho người khuyết tật phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường lao động vẫn là thách thức mà chúng ta cần phải quan tâm giải quyết trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, thị trường lao động ngày càng đặt ra những yêu cầu cao về năng lực cũng như chất lượng của người lao động. Trong đó, các doanh nghiệp hướng đến phát triển và vận hành sản xuất theo phương thức chuyển đổi số, trong khi đa phần người khuyết là lao động thủ công, thiếu kỹ năng. Do đó, cần chú trọng đào tạo nghề cho người khuyết tật gắn với chuyển đổi số…