Gạo đang là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam, đồng thời là nước đứng thứ 3 về sản lượng xuất khẩu gạo trên thế giới. Thị trường Châu Âu đang là mục tiêu mới được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đánh chinh phục. Tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu gồm những gì? quy trình xuất khẩu gạo có khó khăn không?
Gạo đang là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam, đồng thời là nước đứng thứ 3 về sản lượng xuất khẩu gạo trên thế giới. Thị trường Châu Âu đang là mục tiêu mới được các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đánh chinh phục. Tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu gồm những gì? quy trình xuất khẩu gạo có khó khăn không?
Các sản phẩm biến đổi chỉ được cung cấp khi được phép và sử dụng chủ yếu phục vụ hoạt động chăn nuôi. Và không được bán sản phẩm biến đổi gen phục vụ hoạt động tiêu dùng.
Thẹo Quy định EC số 1829/2003, các sản phẩm chứa GMO không được đưa thị trường. Trừ trường hợp được ủy quyền và tuân thủ các quy định về gán nhãn theo quy định.
Quy định EU số 503/2013 cung cấp chương trình nộp đơn phê duyệt, cho phép doanh nghiệp đưa các sản phẩm biến đổi gen vào thị trường EU.
Những quy tắc chung cho ghi nhãn áp dụng với tất cả các sản phẩm thực phẩm tại Quy định EU số 1169/2011 do Ủy ban châu Âu quy định. Thông tin bắt buộc về tên sản phẩm, thành phần, khối lượng ròng, ngày hết hạn, điều kiện bảo quản, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, đánh dấu lô và bảng tuyên bố dinh dưỡng phải được cung cấp đầy đủ trên các thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Ấn độ và Thái Lan. Do đó, thị trường xuất khẩu gạo Việt cũng rất lớn. Trong đó, TOP 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam lần lượt là:
Philippines đạt trên 1,3 triệu tấn, thu về 598,61 triệu USD, tương đương giá 459,6 USD/tấn.
Trung Quốc đạt 429.261 tấn, tương đương 257,37 triệu USD, giá trung bình 599,6 USD/tấn.
Malaysia đạt 292.408 tấn, tương đương 124,51 triệu USD, ứng với giá đạt 425,8 USD/tấn.
Mỹ là thị trường Việt Nam xuất khẩu gạo được giá cao nhất khi đạt 658,9 USD/tấn; kế đến là Algeria đạt 633 USD/tấn; Australia đứng thứ ba đạt 618,3 USD/tấn.
Senegal đứng thứ 7 với sản lượng đạt 28.435 tấn và tương đương 9,73 triệu USD.
Indonesia tăng 130,8% về lượng và 192,1% về kim ngạch, đạt 34.986 tấn, tương đương 19,83 triệu USD.
Xuất khẩu sang Pháp tăng 164,2% về lượng và tăng 171,6% về kim ngạch, đạt 1.918 tấn, tương đương 1,11 triệu USD.
Trên đây là những thông tin quan trọng về tiêu chuẩn xuất khẩu gạo sang Châu Âu và giải đáp câu hỏi Việt Nam xuất khẩu gạo sang nước nào? từ đó giúp doanh nghiệp xuất khẩu trong nước nắm được tình hình và thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng trên thế giới.
Quý vị cần hỗ trợ về các dịch vụ logistics phục vụ hoạt động xuất khẩu gạo như: xin giấy phép chuyên ngành, thủ tục hải quan, vận chuyển quốc tế,... hãy liên hệ nhanh đến công ty Lacco để được phục vụ nhanh chóng, chi tiết.
Quy định EC số 178/2002 thiết lập các nguyên tắc chung về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. Nó cũng xác định các trách nhiệm của các nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu và các nhà phân phối trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm.
Khi xuất khẩu gạo sang châu Âu, các bạn buộc phải chú ý tất cả những vấn đề này. Để không sẽ hải quan Châu Âu sẽ buộc phải trả lại hàng hoặc tiêu hủy tại chỗ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp cũng như hình ảnh Gạo Việt Nam tại thị trường Châu Âu và quốc tế.
Để nhận hỗ trợ thông tin và giấy phép chuyên ngành để xuất khẩu gạo, quý vị vui lòng liên hệ đến hotline: 0906 22 5599 để được tư vấn hỗ trợ chi tiết.
Sản lượng Gạo Việt Nam sang các nước Châu Âu năm 2020 đạt 66,26 nghìn tấn, trị giá 42,8 triệu USD. Và là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 7 đến khu vực này. Năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 94.510 tấn gạo sang thị trường Liên minh châu Âu (EU), tăng 48% so với năm 2021 và vượt hạn ngạch 80.000 tấn/năm mà EU dành cho Việt Nam theo cam kết từ Hiệp định EVFTA. Có thể thấy, sau hiệp định EVFTA và sự đẩy mạnh về chất lượng gạo, EU đang trở thành thị trường rất tiềm năng của Việt Nam.
Trong năm 2022, người tiêu dùng châu Âu bắt đầu biết đến một số loại gạo mới, thơm ngon, chất lượng cao của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách phát triển thị phần loại gạo chất lượng cao này ở châu Âu, không chỉ đầu tư vào mạng lưới kho bãi, nhà máy hiện đại, mà còn hợp tác với nhiều địa phương để phát triển những vùng trồng lúa chất lượng cao, chuyên xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Mỹ.
Kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU dành cho Việt Nam ưu đãi thuế suất 0% với hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm.
Tuy nhiên, Châu Âu cũng là thị trường khá khó tính, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu và người nông dân cần đảm bảo về các chỉ số chất lượng
Gạo xuất khẩu sang Châu Âu phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy định kiểm dịch thực vật, dán nhãn, CO,... chi tiết các quy định về tiêu chuẩn như sau:
Chất lượng tiêu chuẩn của lúa gạo xuất khẩu sang thị trường Châu Âu phải đảm bảo theo các quy định của khối EU về độ ẩm, sản lượng gạo xát, kích thước. Căn cứ theo Quy định số 1308/2013, cập nhật năm 2020 của EC đưa ra tiêu chuẩn cho gạo như sau:
Có sản lượng gạo xát nguyên hạt 63% trọng lượng (với tỷ lệ hạt lép 3%).
Quy định về vệ sinh thực phẩm bao gồm đầy đủ các công đoạn sản xuất, chế biến, phân phối và sản phẩm phân phối ra thị trường theo
Bên cạnh đó, sản phẩm phải tuân thủ đúng theo các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000 cùng với việc áp dụng các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) để đảm bảo an toàn sản phẩm.
EU quy định về giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Tricyclazole trong gạo nhập khẩu vào EU là 0,01 mg/kg.
Quy định EC số 396/2005 cập nhật năm 2021 thiết lập mức dư lượng tối đa của thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm thực phẩm.
Quy định EU số 540/2011, ngày 25/5/2011 xác định các hoạt chất được phép sử dụng và phạm vi sử dụng.
Quy định EU số 2019/1793, ngày 22/10/2019 về gia tăng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp trong việc quản lý hàng hóa nhập khẩu từ nước thứ ba.
Để tránh tác động đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe con người, EU đã đặt ra giới hạn cho một số chất gây ô nhiễm có thể xuất hiện quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển hoặc lưu giữ.
Quy định EC số 1881/2006, cập nhật năm 2022 quy định về nồng độ tối đa các chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm để được phép xuất khẩu vào thị trường EU.
Quy định EC số 315/93 cập nhật năm 2009 đặt ra các thủ tục cộng đồng về chất gây ô nhiễm trong thực phẩm.
Đối với mặt hàng gạo nhập khẩu của Việt Nam, EU đã đặt ra những quy định về kiểm dịch thực vật nhằm đảm bảo sản phẩm không chứa sâu và các sinh vật gây hại.
Quy định số 2005/15/EC đối với vật liệu đóng gói và vật liệu lót bằng gỗ, yêu cầu vật liệu đóng gói hoặc sản phẩm thực vật làm từ gỗ không được chứa sâu bệnh.
Đạo luật mới về Sức khỏe thực vật của EU số 2016/2031 quy định tất cả các sản phẩm thực vật sống bắt buộc phải có chứng nhận kiểm dịch thực vật và tuân thủ các quy định về dịch hại nghiêm ngặt.
Quy định EU số 2019/2072 cung cấp chi tiết về thực hiện các biện pháp bảo vệ chống lại sâu bệnh.