Tổng Giá Trị Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 2021

Tổng Giá Trị Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 2021

Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 12-2021 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2021 đạt 668,55 tỷ USD, tăng 22,6% (tương ứng tăng 123,23 tỷ USD) so với năm 2020.

Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 12-2021 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2021 đạt 668,55 tỷ USD, tăng 22,6% (tương ứng tăng 123,23 tỷ USD) so với năm 2020.

Tổng trị giá xuất nhập khẩu Việt Nam đạt 28,55 tỷ USD trong nửa đầu tháng 9-2024. Ảnh minh họa

Về xuất khẩu: Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 9 năm 2024 đạt 14 tỷ USD, giảm 32,5% (tương ứng giảm 6,73 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 8-2024. Như vậy, tính đến hết ngày 15-9, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 279,38 tỷ USD, tăng 14,8% tương ứng tăng 35,98 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.

Cũng theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 9-2024 đạt 10,14 tỷ USD, giảm 30,6% tương ứng giảm 4,46 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 8-2024. Tính đến hết ngày 15-9, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 200,18 tỷ USD, tăng 12,9%, tương ứng tăng 22,93 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 72% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Về nhập khẩu: Tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 9-2024 đạt 14,55 tỷ USD, giảm 15,8% (tương ứng giảm 2,74 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 8-2024.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 9-2024 giảm so với kỳ 2 tháng 8-2024 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 467 triệu USD, tương ứng giảm 20,5%; than các loại giảm 175 triệu USD, tương ứng giảm 44,7%.

Như vậy, tính đến hết ngày 15-9, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 261,34 tỷ USD, tăng 17,2% (tương ứng tăng 38,28 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 9,59 tỷ USD, giảm 12,4% (tương ứng giảm 1,36 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 8-2024. Tính đến hết ngày 15-9, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 166,51 tỷ USD, tăng 16,2% (tương ứng tăng 23,25 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 63,7% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.

Tổng cục Hải quan ghi nhận, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2021 đạt 463,43 tỷ USD, tăng 24,6% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối này trong năm 2021 đạt 245,22 tỷ USD, tăng 20,9% so với năm 2020.

Hình 1: So sánh trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong năm 2021 và năm 2020

Trong khi đó, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2021 đạt 218,21 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm 2020.

Tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy, cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2021 đạt mức thặng dư trị giá 27,01 tỷ USD.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2021, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 433,39 tỷ USD, tăng 22,8% so với năm 2020.

Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 139,21 tỷ USD, tăng 24,3%; châu Âu: 73,4 tỷ USD, tăng 15%; châu Đại Dương: 14,21 tỷ USD, tăng 45,2% và châu Phi: 8,32 tỷ USD, tăng 23,8% so với năm 2020.

Về xuất khẩu hàng hóa trong năm 2021, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2021, tổng trị giá xuất khẩu đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19 so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 11,2 tỷ USD; sắt thép các loại tăng 6,54 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 6,35 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 6,25 tỷ USD...

Hình 2: So sánh trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2021 với năm 2020

Trong năm 2021, một số nhóm hàng xuất khẩu đạt trị giá cao như: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 57,54 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2020; Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 50,83 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2020; hàng dệt may đạt 32,75 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2020.

Về nhập khẩu hàng hóa, năm 2021, tổng trị giá nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020. Trong đó, máy móc thiết bị, máy vi tính sản phẩm điện tử, điện thoại và linh kiện tăng 25,3 tỷ USD; đứng thứ hai là nhập khẩu nhóm hàng sắt thép, phế liệu, sản phẩm sắt thép, kim loại thường khác và sản phẩm tăng 8,12 tỷ USD; đứng thứ ba là nhóm hàng nông sản tăng 5,57 tỷ USD.

Các mặt hàng nhập khẩu chính trong năm 2021 gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trị giá nhập khẩu đạt 75,44 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2020; Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác trị giá nhập khẩu đạt gần 46,3 tỷ USD, tăng 24,3% so với năm 2020; Điện thoại các loại và linh kiện nhập khẩu trị giá đạt 21,43 tỷ USD, tăng 28,8% so với năm 2020; Nguyên phụ liệu ngành dệt, may, da, giày nhập khẩu trị giá đạt 26,37 tỷ USD, tăng 22,4% so với năm 2020.

Riêng đối với mặt hàng ô tô nguyên chiếc các loại, năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu đạt hơn 160 nghìn chiếc, trị giá 3,66 tỷ USD; tăng 52,1% về lượng và tăng 55,7% về trị giá so với năm 2020.

Số liệu cho thấy, Việt Nam nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan với 80,9 nghìn chiếc, tăng 53,6%; Indonesia là hơn 44,2 nghìn chiếc, tăng 26,3%; Trung Quốc là 22,75 nghìn chiếc, tăng 207% so với năm 2020.

Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 8-2023 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15-8 đạt 402,61 tỷ USD, giảm 16,2%, tương ứng giảm 78,02 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 277,84 tỷ USD, giảm 16,2% (tương ứng giảm 53,62 tỷ USD).

Trong kỳ 1 tháng 8 năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 224 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15-8, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 16,26 tỷ USD.

Về xuất khẩu: Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8 năm 2023 đạt 14,44 tỷ USD, giảm 10,8% (tương ứng giảm 1,75 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 7-2023.

Như vậy, tính đến hết ngày 15-8, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 209,43 tỷ USD, giảm 10,1% tương ứng giảm 23,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 8-2023 đạt 10,56 tỷ USD, giảm 13,1% tương ứng giảm 1,59 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 7-2023. Tính đến hết ngày 15-8, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 153,33 tỷ USD, giảm 10,1%, tương ứng giảm 17,22 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,2% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Về nhập khẩu: Tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8-2023 đạt 14,22 tỷ USD, tăng 5,3% (tương ứng tăng 714 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 7-2023.

Như vậy, tính đến hết ngày 15-8, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 193,18 tỷ USD, giảm 22% (tương ứng giảm 54,52 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 9,22 tỷ USD, tăng 6,9% (tương ứng tăng 595 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 7-2023. Tính đến hết ngày 15-8, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 124,51 tỷ USD, giảm 22,6% (tương ứng giảm 36,39 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 64,5% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).

Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 2/2024 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 2 tháng/2024 đạt 113,43 tỷ USD, tăng 18,1%, tương ứng tăng 17,37 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 2 tháng/2024 đạt 78,08 tỷ USD, tăng 14,5%  (tương ứng tăng 9,88 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước; tổng trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 35,35 tỷ USD, tăng 26,9% (tương ứng tăng 7,49 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Với kết quả trên thì trong kỳ 2 tháng 2 năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,05 tỷ USD. Như vậy, tính trong 2 tháng/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 5 tỷ USD.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2 năm 2024 đạt 14,73 tỷ USD, tăng 48,2% (tương ứng tăng 4,79 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 2/2024.

Như vậy, tính trong 2 tháng/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 59,21 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 9,45 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 2 tháng 2/2024 đạt 10,85 tỷ USD, tăng 48,1% tương ứng tăng 3,53 tỷ USD so với kỳ 1 của tháng, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 2 tháng/2024 của nhóm các doanh nghiệp này lên 43,04 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 5,7 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 72,7% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Đối với thị trường nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 đạt 13,68 tỷ USD, tăng 45,2% (tương ứng tăng 4,26 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024. Tính trong 2 tháng/2024, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 54,21 tỷ USD, tăng 17,1%, tương ứng tăng 7,59 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này là 9,02 tỷ USD, tăng 45,9% (tương ứng tăng 2,84 tỷ USD) so với kỳ 1 tháng 2/2024. Tính trong 2 tháng/2024, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 35,03 tỷ USD, tăng 13,5% (tương ứng tăng 4,18 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 64,6% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.