Ngôn ngữ Trung Quốc – đúng như tên gọi của nó, đây là ngành học nghiên cứu về ngôn ngữ của người Trung Quốc (hay còn gọi là tiếng Trung, tiếng Hoa…). Ngoài việc học, hiểu và biết tiếng Trung, người học còn được nghiên cứu sâu rộng về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – giáo dục và thương mại của người Trung Quốc.
Ngôn ngữ Trung Quốc – đúng như tên gọi của nó, đây là ngành học nghiên cứu về ngôn ngữ của người Trung Quốc (hay còn gọi là tiếng Trung, tiếng Hoa…). Ngoài việc học, hiểu và biết tiếng Trung, người học còn được nghiên cứu sâu rộng về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – giáo dục và thương mại của người Trung Quốc.
Khối lượng kiến thức: Tổng số tín chỉ cho toàn khóa học là 135 tín chỉ bao gồm các học phần bắt buộc, học phần tự chọn (chưa kể các nội dung về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng).
Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đề án tự chủ tuyển sinh hàng năm của trường.
Đào tạo cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc có đủ kiến thức, phẩm chất chính trị, tác phong nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm để làm việc hiệu quả ở các công ty, các viện, các trung tâm có sử dụng tiếng Trung Quốc, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.
– Phẩm chất chính trị và trách nhiệm công dân
– Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
– Năng lực tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề
– Năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin
– Có kiến thức nền tảng về Ngôn ngữ học.
– Có kiến thức nền tảng về Ngữ âm, Văn tự, Từ vựng, Ngữ pháp tiếng Trung Quốc.
– Có kiến thức nền tảng về văn học, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam và Trung Quốc.
– Có kỹ năng sử dụng tiếng Trung Quốc đạt bậc 5 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
– Có khả năng đối dịch hai ngôn ngữ Trung –Việt.
– Có năng lực nghiên cứu khoa học
– Năng lực thực hiện hoạt động nghề nghiệp
Sinh viên Khoa Tiếng Trung nhiệt tình, hăng hái tham dự các cuộc thi do Đoàn Trường tổ chức đều đạt thành tích cao, đạt giải Nhất cuộc thi Olympic tiếng Anh (năm học 2003-2004) và các giải khác như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, cờ tướng v.v… Bốn năm liên tục đạt giải Nhất cuộc thi tìm hiểu về đất nước, con người Trung Quốc nhân dịp quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (2002, 2003, 2004, 2005). Đạt giải Nhất trong các cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đạt giải Ba tại cuộc thi “Nhịp cầu Hán ngữ” toàn thế giới tổ chức tại Bắc Kinh (7/2006).
Bạn thích tiếng Trung? Hay đơn giản bạn thích những bộ phim Trung Quốc, yêu thích văn hóa của đất nước này? Bạn muốn theo học ngành ngôn ngữ Trung khi lên đại học? Tuy nhiên, bạn còn quá nhiều băn khoăn không biết ngôn ngữ này có khó không? Ra trường dễ xin việc không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn nhé.
Có nên học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại OU hay không?
Bạn có biết, cứ 6 người thì có 1 người nói tiếng Trung Quốc? Với hơn 1 tỷ người bản ngữ, có đến 15% dân số thế giới sử dụng tiếng Trung Quốc như tiếng mẹ đẻ, nhiều hơn cả các tiếng Tây Ban Nha, Anh, Pháp và Đức cộng lại. Do đó, tiếng Trung dần trở thành ngôn ngữ thông dụng trên toàn thế giới, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ. Nếu đam mê tiếng Trung Quốc và mong muốn phát triển nghề nghiệp với ngôn ngữ này, việc lựa chọn ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại Đại học Sư phạm TPHCM sẽ là “bệ phóng” vững chắc cho tương lai.
Ngôn ngữ Trung Quốc đang được rất nhiều bạn trẻ chọn lựa
Ngôn ngữ Trung Quốc đang được đánh giá là một trong những ngành học mang đến nhiều cơ hội việc làm và thu nhập hấp dẫn dành cho các bạn sinh viên mới ra trường. Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp các bạn có thể làm ở nhiều vị trí trong việc trong nhiều lĩnh vực.
– Cán bộ chuyên môn cần sử dụng đến tiếng Trung làm việc trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
– Nhân viên làm việc làm việc tại các công ty liên doanh Việt Nam với Trung Quốc, các công ty Trung Quốc tại Việt Nam hoặc Trung Quốc, các công ty nước ngoài làm ăn với Trung Quốc….
– Phóng viên, Biên tập viên, Phát thanh viên, MC làm việc tại các cơ quan báo chí thông tấn, đài truyền hình, đài phát thanh, hãng phim…
– Chuyên viên ngoại giao làm việc tại Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao…
– Giảng viên, giáo viên dạy tiếng Trung Quốc tại các trường Đại học, Cao đẳng, THPT, THCS, Tiểu học, Trung tâm ngoại ngữ.
– Hướng dẫn viên du lịch, chuyên viên tư vấn, tổ chức tour làm việc trong các công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng, trung tâm lữ hành…
– Biên – phiên dịch viên làm việc tại các nhà xuất bản, hãng phim, công ty truyền thông, quảng cáo, hay các công việc tự do có yêu cầu đến chuyên môn.
– Tiếp viên hàng không, nhân viên hàng không của các hãng hàng không. Đây là vị trí công việc mang đến thu nhập cao cho các bạn đó nhé.
Trên đây là những thông tin chi tiết về ngành Ngôn ngữ Trung Quốc và những lợi thế khi học tại Đại học Mở TP.HCM. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp các bạn đưa ra được quyết định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. Chúc các bạn thành công!
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 137 tín chỉ
Thời gian đào tạo: Được tính từ ngày có quyết định công nhận sinh viên. Sau khi có kết quả xét công nhận và chuyển đổi tín chỉ (đối với sinh viên có bằng TC, CĐ, ĐH trở lên), sinh viên sẽ được tư vấn đăng ký KHHT toàn khóa phù hợp, đảm bảo khung thời gian đào tạo tối đa và tối thiểu theo quy định.
Chương trình học tập: Xem chi tiết tại đây
Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là ngành như thế nào?
Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trang bị cho sinh viên:
– Kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, văn học, đất nước học Trung Quốc;
– Kiến thức về biên, phiên dịch trong các lĩnh vực dịch thuật ngoại giao, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, công nghệ, du lịch, báo chí, pháp luật.
– Các kỹ năng, kỹ xảo trong biên, phiên dịch.
– Năng lực trình bày, phân tích mạch lạc và có phương pháp (bằng văn bản hay ngôn ngữ nói) với từ vựng và thuật ngữ phù hợp các nội dung chuyên môn bằng tiếng Trung Quốc.
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc học những gì?
Ngôn ngữ Trung Quốc là một ngành học giúp sinh viên nắm vững và vận dụng các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, triết học, xã hội học, cơ sở văn hóa Việt Nam, ngôn ngữ học, tiếng Việt, lịch sử văn minh thế giới, lịch sử tư tưởng Phương Đông và Việt Nam v.v… Các kiến thức cơ sở về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ dụng, ngữ pháp, ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, văn học Trung Quốc; các kiến thức chuyên ngành như lý thuyết dịch, thực hành dịch, và các năng lực biên phiên dịch chuyên sâu ở các cấp độ phù hợp với trình độ đại học về Ngôn ngữ Trung Quốc
Theo học ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc sinh viên có được năng lực nghề nghiệp gì?
– Biết ứng dụng những kiến thức thu nhận được trong quá trình đào tạo cùng với những tri thức thông tin cá nhân tự trang bị vào các công việc thuộc lĩnh vực có sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc.
– Có khả năng biên phiên dịch trong các công tác đối ngoại, thương mại, đầu tư, văn phòng, du lịch, v.v…
– Am hiểu lịch sử văn hóa Việt Nam và các kiến thức về văn hóa văn minh Trung Hoa, hiểu biết lịch sử cũng như các vấn đề đương đại, với vốn từ và thuật ngữ phù hợp.
– Có khả năng tiếp cận về kiến thức, thông tin đương đại để cập nhật, nâng cao hiểu biết và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực biên phiên dịch cũng như giảng dạy của cá nhân.
– Có năng lực tiếng Anh trình độ B1 và tin học cơ bản để sử dụng trong học tập và công việc.
– Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và học tập suốt đời.
Những yêu cầu đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là gì?
– Kỹ năng nghề nghiệp sử dụng tiếng Trung Quốc: Có kỹ năng giao tiếp Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng tiếng Trung Quốc tương đương HSK cấp 5 theo quy định đạt chuẩn quốc tế đối với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Biết vận dụng những nguyên lý soạn văn bản, xây dựng phong cách, kỹ thuật hùng biện và nguyên tắc trích dẫn là những kiến thức đã học được để giao tiếp thành thạo và hiệu quả với người dùng tiếng Trung Quốc (bản ngữ hay phi bản ngữ) một cách chuyên nghiệp.
– Sử dụng tốt các công cụ công nghệ số (máy ghi âm, laptop, thiết bị thông minh, các phần mềm ứng dụng…) làm phương tiện trợ giúp công việc giảng dạy, dịch thuật, biên – phiên dịch và các công việc nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.
– Kỹ năng tự học, tự trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn, cũng như có kỹ năng tra cứu, tìm kiếm, phân tích và xử lý các thông tin mới trong lĩnh vực chuyên ngành để thực hiện công việc chuyên môn của mình.
– Kỹ năng trình bày: Có khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ Trung Quốc để trình bày nhằm giải thích và thuyết phục những ý tưởng đối với đối tác hoặc diễn giả, thông qua các kỹ thuật trình chiếu ( phim, ảnh, video, slide,…)
– Kỹ năng làm việc theo nhóm: Có khả năng tham gia tích cực, làm việc hiệu quả, với chức năng là một thành viên hoặc trưởng nhóm trong các nhóm dự án.
– Ngoại ngữ: Có khả năng sử dụng ngoại ngữ thứ hai là tiếng Anh tương đương trình độ B1- Khung tham chiếu Châu Âu hoặc tương đương 450 điểm TOEIC trong giao tiếp và tham khảo tài liệu chuyên ngành.
– Tin học: Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng trợ giúp cho công việc dịch thuật và giảng dạy.
Sinh viên Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc – Trường Đại học Mở Hà Nội tham gia chương trình “Chinese Camp” tại Đại học Quảng Tây – Trung Quốc
– Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước và các quy định liên quan đến lĩnh vực dịch thuật và dịch thuật đối ngoại.
– Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe và lối sống lành mạnh.
– Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có tinh thần làm việc tập thể.
– Có ý thức cầu thị, thường xuyên phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. – Luôn tìm tòi sáng tạo trong chuyên môn.
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ra trường làm gì?
– Cử nhân chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc: có thể tham gia làm việc trong các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, truyền thông, kinh tế, thương mại, du lịch …
– Có khả năng làm việc tại các cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, các công ty mà tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ làm việc chính thức, hoặc có mối liên lệ thường xuyên với các quốc gia, vùng lãnh thổ sử dụng tiếng Trung Quốc như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, Singapore, v.v…
– Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến công tác đối ngoại, làm việc tại các công ty nước ngoài, các công ty liên doanh mà tiếng Trung Quốc được sử dụng thường xuyên…
– Làm biên – phiên dịch trong các lĩnh vực dịch thuật ngoại giao, thương mại, giáo dục, y tế, báo chí, truyền thông, du lịch…
– Biên tập các bản tin tiếng Trung cho đài truyền hình, đài phát thanh hoặc các công ty truyền thông.
– Giảng dạy tiếng Trung Quốc tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, THPT hoặc THCS nơi có bộ môn tiếng Trung Quốc.
– Nghiên cứu khoa học tại các Viện nghiên cứu có lĩnh vực nghiên cứu thường xuyên là Ngôn ngữ Trung Quốc.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường?
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường Đại học Mở Hà Nội sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp:
– Có năng lực tự học tập nghiên cứu và tự học suốt đời để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của công việc.
– Đủ trình độ tham gia các khóa học, bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn về Chính trị quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Văn hóa đối ngoại tại các Trường, Viện trong và ngoài nước.
– Đủ trình độ để học bằng đại học thứ 2 của các chuyên ngành liên quan.
– Đủ trình độ học bậc sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc và các chuyên ngành phù hợp khác tại các trường trong và ngoài nước.