Dinh Độc Lập Mở Cửa 30/4

Dinh Độc Lập Mở Cửa 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh nay hay Sài Gòn xưa vốn nổi tiếng là xứ trung tâm tập trung hết thảy mọi lối sống, văn hóa và cả sự xa hoa của miền Đông và Tây Nam Bộ. Là một người con hay là một lữ khách phương xa và bạn muốn tìm hiểu về lịch sử của mảnh đất này thì nhất định nên một lần đến dinh Độc Lập. Là một nhân chứng sống chứng kiến hàng tấn bom đạn suốt những năm tháng chiến tranh, có người đến có người đi, có kẻ cầm quyền lên có kẻ xuống, dinh Độc Lập giờ đây đã trở thành một phần trong cuộc sống và ký ức, nơi lưu giữ một phần lịch sử của người con Sài Thành.

Thành phố Hồ Chí Minh nay hay Sài Gòn xưa vốn nổi tiếng là xứ trung tâm tập trung hết thảy mọi lối sống, văn hóa và cả sự xa hoa của miền Đông và Tây Nam Bộ. Là một người con hay là một lữ khách phương xa và bạn muốn tìm hiểu về lịch sử của mảnh đất này thì nhất định nên một lần đến dinh Độc Lập. Là một nhân chứng sống chứng kiến hàng tấn bom đạn suốt những năm tháng chiến tranh, có người đến có người đi, có kẻ cầm quyền lên có kẻ xuống, dinh Độc Lập giờ đây đã trở thành một phần trong cuộc sống và ký ức, nơi lưu giữ một phần lịch sử của người con Sài Thành.

Dinh Độc Lập giờ mở cửa địa chỉ, số điện thoại Cập Nhật

Trung tâm quản lý di tích lịch sử Dinh Độc Lập số điện thoại: 08085037 - 02838223652 - Sử dụng dịch vụ đặt tour du lịch Dinh Độc Lập Online Giá Rẻ Hotline/Zalo: 0981.851.651.

Địa chỉ Dinh Độc Lập: 135 Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Di tích lịch sử Dinh Độc Lập có giờ mở cửa đón du khách tham quan, tìm hiểu từ 06:00 - 16:30 và khu nhà trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 - 1966”: 08:30 - 16:30. Lịch mở cửa khu di tích lịch sử Dinh Độc Lập hoạt động tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật.

Review tìm hiểu trải nghiệm, tham quan du lịch Dinh Độc Lập có gì ?

Dinh Độc Lập là sự kết hợp và pha trộn giữa phong thủy, kiến trúc phương Đông  và nét hiện đại Tây phương. Và để có thể khám phá và tìm hiểu được hét dinh Độc Lập du khách sẽ lần lượt đi 3 khu vực: khu cố định, khu chuyên đề và khu bổ sung.

+ Tìm hiểu về lịch sử của một tòa dinh thự: Sau khi Nam Kỳ Lục Tỉnh bị Pháp chiếm đóng vào năm 1867 chúng đã cho xây dựng Dinh thự Norodom làm nơi làm việc. Đến tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính độc chiếm Đông Dương từ đó trở thành nơi làm việc của quân Nhật nhưng không được bao lâu đến tháng 9 Nhật thất bại tại Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, dinh thự lại do Pháp tiếp quản. Ngô Đình Diệm đại diện cho chính quyền Sài Gòn được Pháp bàn giao lại dinh sau khi phải rút khỏi Việt Nam vì Hiệp định Genève.

Dinh Độc Lập chính được được đặt từ cuối năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất vua Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và lên làm Tổng thống. Về sau dưới sự ném bom của kẻ địch mà một phần lớn dinh thự đã bị phá hủy, Ngô Đình Diệm đã cho san bằng phẳng và xây dựng mới hoàn toàn theo bản vẽ của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Sau Tổng thống tự xưng đầu tiên thì Nguyễn Văn Thiệu trở thành tổng thống đệ nhị lên nắm quyền vào năm 1975. Đúng 11 giờ ngày 30/4/1975 xe tăng của ta húc đổ cánh cổng Dinh chính thức là mốc son vàng đưa Việt Nam hai miền Nam Bắc về chung một nhà và dinh Độc Lập cũng trở thành một phần quan trọng trong dòng chảy lịch sử của thành phố và dân tộc.

+ Nghe giới thiệu kiến trúc bên ngoài dinh: Toàn bộ công trình dinh độc lập sau khi được xây dựng lại có diện tích lên đến 12ha, trong đó phần sử dụng lên tới 20000m2 gồm 3 tầng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng đỗ máy bay trực thăng. Dinh có khoảng hơn 100 phòng

Có lẽ chữ Cát (吉) thường rất ít thấy trong kiến trúc tuy nhiên dinh Độc Lập lại thiết kế theo chữ này với dụng ý về sự tốt lành, may mắn. Trung tâm sảnh chính lại được thiết kế phỏng theo hình chữ Khẩu (口) mang ý nghĩa giáo dục và tự do ngôn luận, còn phần cột cờ tạo thành hình chữ TRUNG (中) lại nahwcs nhở về lòng trung thành.

+ Tham quan bên trong dinh: 3 khu chính bạn với với đa dạng về thiết kế và diện tích tạo nên sự mới mẻ, đa dạng. Bạn có thể đi tham quan lần lượt các căn phòng làm việc của cựu nguyên thủ quốc gia như phòng tổng thống, phòng khánh tiết, phòng trình quốc thư, phòng thông tin liên lạc, phòng ngủ… Bên cạnh đó là rất nhiều những tư liệu lịch sử về cuộc chiến tranh dân tộc, các đời Tổng Thống còn được lưu giữ tại thư viện cùng các máy móc và tầng hầm phục vụ chiến tranh. Dọc theo dãy hành lang là các tấm rèm hoa vừa làm đẹp vừa là để chống nắng phương Tây và đón bình minh phía Đông.

+ Khu vực cố định bên trong Dinh Độc Lập: Khu vực cố định là nơi nơi làm việc, sinh hoạt của bộ máy chính phủ xưa. Tham quan các căn các nội, hội đồng an ninh, khánh tiết, đại yến, phòng làm việc của tổng thống và các quan chức… bên trong mỗi căn phòng đều là những tài liệu, tranh ảnh và hiện vật tái hiện một cách sống động và chân thực.

+ Khám phá khu chuyên đề: Các cuộc triển lãm và chuyên đề lớn sẽ được diễn ra tại đây. Rất nhiều tranh ảnh được chụp và ghi lại trong quá khứ, vừa xem vừa nghe hướng dẫn viên thuyết minh bạn càng giúp du khách hiểu hơn về các cuộc chiến mà thành phố phải đi qua. Đặc biệt tại khu trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 - 1966”  còn ghi lại toàn bộ quá trình xây dựng và các dấu mốc quan trọng của dinh.

+ Khu bổ sung: Qua nhiều năm sưu tầm và đưa về dinh, hiện tại Khu bổ sung đang trưng bày rất nhiều những tư liệu và bức ảnh quý mà bạn khó có thể tìm thấy được ở bất cứ nơi nào khác.

Giới thiệu về Dinh Độc Lập ở đâu ?

Dinh Độc Lập hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như Dinh Thống Nhất, Dinh Norrodom, Dinh Toàn Quyền, Dinh Thống Đốc, Hội trường Thống Nhất, được thiết kế bởi vị kiến trúc sư Việt Nam Ngô Viết Thụ. Tọa lạc tại vị trí đắc địa khi mà nằm ở 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Dinh Độc Lập nằm ở số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh mặt sau là đường Huyền Trân Công Chúa, mặt phải là đường Nguyễn Du và mặt trái là đường Nguyễn Thị Minh Khai.

Trước khi trở thành biểu tượng của hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống chế độ Việt Nam cộng hòa. Công trình này được khởi công bởi viên Thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam La Grandière vào năm 1868 và hoàn thành vào 3 năm sau đó, tính đến nay đã hơn 150 năm tuổi đời. Tên gọi đầu tiên của Norodom, qua các năm dinh cũng được đổi tên nhiều lần và đến năm 1954 thì được đổi thành Dinh Độc Lập.

Tour du lịch đi Dinh Độc Lập vào thời gian mùa nào đẹp ?

Hầu hết các khu vực tham quan đều năm trong nhà nên sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thời tiết. Tuy nhiên để tránh thời tiết xấu bạn nên sắp xếp thời gian đi vào mùa khô trời nắng ráo, ít mưa kéo dài từ khoảng tháng 4 đến tháng 12 năm sau. Đặc biệt là các dịp lễ quan trọng của đất nước như 30/04 Dinh cũng có khá nhiều hoạt động ý nghĩa.

Bỏ túi kinh nghiệm đi Dinh Độc Lập có lưu ý gì quan trọng ?

Để bạn có một chuyến tham quan ý nghĩa và trọn vẹn, thì dưới đây là một số kinh nghiệm bỏ túi cũng như lưu ý hữu ích dành cho du khách đến tham quan dinh Độc Lập.

+ Mua vé tham quan Dinh Độc Lập ở đâu ? Bạn có thể dễ dàng gửi xe sau đó di chuyển vào trước cửa dinh mua vé trực tiếp tại quầy bán vé nhé!

+ Những ngày cuối tuần bạn nên đến sớm để xếp hàng mua vé đặc biệt là các ngày cao điểm vì dinh chỉ mở bán vé từ 08:00 - 15:30.

+ Chuẩn bị trang phục gọn gàng lịch sự và hạn chế các đồ hở hay quá ngắn khi đến những nơi di tích lịch sử.

+ Lưu ý du khách trong quá trình tham quan bạn cũng chú ý giữ trật tự đi theo hàng để thuận tiện nghe thuyết minh và tránh làm ồn đến các đoàn khách khác.

+ Mẹo nhỏ hữu ích đừng mang giày cao gót nếu bạn đi khám phá hết cả bên trong dinh thự và khuôn viên phía bên ngoài, rất rộng đó nhé. Tha vào đó một đôi giày bệt đế thấp hay giày thể thao sẽ thích hợp hơn nhiều.

+ Kinh nghiệm không chạm hay di chuyển các hiện vật, tranh ảnh được trưng bày tại dinh tránh làm hư hỏng và sai lệch vị trí sắp ban đầu.

+ Du khách nên biết một số khu vực tham quan tại Dinh Độc Lập sẽ có biển báo cấm ghi hình, hút thuốc. Vậy nên du khách hãy chú ý xem các nội quy trên bảng thông báo.

+ Trong quá trình tham quan hãy bỏ rác vào đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh không gian, lối đi tham quan của di tích Dinh Độc Lập.

+ Tham quan dinh vào những ngày thời tiết nắng nóng, du khách cũng nên mang theo cho mình chút đồ ăn nhẹ, nước uống để bổ sung năng lượng khi thấy mệt nhé!

Viết nên một trang sách lịch sử không phải dễ huống hồ là cả một câu chuyện, một cuốn nhật ký. Và tại dinh Độc Lập bạn sẽ tìm thấy được một phần ký ức và dấu vết của những năm tháng đất nước phải gồng mình đấu tranh, và cả một Sài Gòn thăng trầm để có được hôm nay.

Sáng 30/4/2024, khu vực trước cửa Dinh Độc Lập (Quận 1, TP Hồ Chí Minh) có khá đông người dân và du khách xếp hàng chờ tham quan địa điểm biểu tượng cho nền hoà bình dân tộc.

Giao thông trước cửa Dinh Độc Lập đông đúc nhưng được lực lượng Cảnh sát giao thông liên tục điều tiết, đảm bảo an toàn, trật tự.

Du khách nước ngoài cũng háo hức trước không khí vui tươi của ngày lễ ở TP Hồ Chí Minh.

Dinh Độc Lập mở cửa cho khách tham quan từ 8h sáng, giá vé vẫn giữ nguyên như ngày thường, người lớn 40.000-60.000 đồng, trẻ em 10.000-15.000 đồng.

Khu vực bán vé tập trung hàng dài du khách xếp hàng chờ đợi trật tự, không có cảnh chen lấn, xô đẩy.

Do lượng khách tham quan đông nên Dinh Độc Lập mở thêm một khu vực bán vé ở đối diện. Nhiều em nhỏ đi cùng gia đình được che chắn mũ, nón cẩn thận trước ánh nắng gay gắt.

Một cựu chiến binh nhờ người thân chụp ảnh kỷ niệm trước cửa Dinh Độc Lập.

Thời tiết TP Hồ Chí Minh nắng nóng gay gắt trong những ngày qua nên người dân ít ra đường. Tuy nhiên sáng 30/4 khu vực trước cửa Dinh Độc Lập luôn đông đúc người và xe đến tham quan.

Nhiều bạn trẻ mặc áo dài khi đi tham quan và chụp ảnh trước cửa Dinh Độc Lập.

Các em nhỏ mặc áo in hình cờ Tổ quốc khi tham quan địa điểm lịch sử.

Nhiều nhóm bạn trẻ rủ nhau chụp hình "check in" địa điểm lịch sử trong ngày đặc biệt. Đây là dịp để các thế hệ trẻ tìm hiểu và ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, đúng 5 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, quân ta từ 5 hướng đồng loạt tổng tiến công vào nội đô Sài Gòn. Xe tăng T-54B mang số hiệu 843 thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận làm Trưởng xe, kíp xe gồm Thái Bá Minh-pháo thủ số 1, Nguyễn Văn Kỷ-pháo thủ số 2, Lữ Văn Hỏa-lái xe. Tiếp sau là xe tăng T-59 số hiệu 390 do Chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy; kíp xe gồm Ngô Sĩ Nguyên-pháo thủ số 1, Lê Văn Phượng-Đại đội phó kỹ thuật (thay thế pháo thủ số 2 Đỗ Cao Trường bị thương phải ở lại tuyến sau), Nguyễn Văn Tập-lái xe.

Sau khi tràn qua cầu Sài Gòn, trên hướng tiến công của Quân đoàn 2, lực lượng đột kích thọc sâu của Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203 chia thành hai mũi theo đại lộ Thống Nhất và đại lộ Hồng Thập Tự tiến về dinh Tổng thống chính quyền Sài Gòn. Trên đường đến Dinh Độc Lập, xe tăng 843 đã bắn cháy 3 xe tăng và bọc thép của địch; 11 giờ ngày 30-4-1975, xe tăng đã húc vào cổng phụ của Dinh Độc Lập, sau đó bị chết máy. Xe tăng 390 đi sau lập tức xông lên húc đổ cánh cổng chính. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận nhảy ra khỏi xe và chạy lên nóc Dinh Độc Lập cắm lá cờ Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đây là sự kiện đánh dấu giờ phút thiêng liêng của dân tộc, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Trước đó, xe tăng 843 đã tham gia giải phóng Huế, Đà Nẵng, sau đó tiếp tục hành quân tham gia giải phóng các tỉnh ven biển miền Trung và thẳng tiến về Sài Gòn với tinh thần “thần tốc và quyết thắng”. Từ ngày 26 đến 29-4-1975, xe tăng 843 đã tham gia chiến đấu đập tan tuyến phòng thủ của địch ở căn cứ Nước Trong.

Sau ngày thống nhất, xe tăng 843 được lệnh ra tiếp quản cảng Nhà Bè (nay là cảng Nhà Rồng) rồi hành quân về Tổng kho Long Bình. Sau đó, xe được đưa ra Hà Nội dự triển lãm mừng ngày thống nhất. Kết thúc triển lãm, xe tăng 843 trở về làm nhiệm vụ huấn luyện tại Lữ đoàn 203 cho đến năm 1979 thì được đưa về trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và được công nhận Bảo vật quốc gia đợt 1, ngày 1-10-2012.

Đây là hiện vật có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục sâu sắc truyền thống cách mạng đối với các tầng lớp nhân dân và khách quốc tế, là vật chứng xác thực ghi dấu chiến công to lớn của quân và dân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 lịch sử.