Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
AZTAX là điểm đến đáng tin cậy cho dịch vụ làm hộ chiếu trên toàn quốc, kể cả tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và nhiều địa phương khác. Chúng tôi cam kết đem đến sự tiện lợi và chất lượng cho mọi khách hàng:
Hãy khám phá dịch vụ làm hộ chiếu và passport tại AZTAX ngay hôm nay để trải nghiệm sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
Theo Biểu mức thu phí, lệ phí kèm theo Thông tư số 25/2021/TT-BTC, cụ thể lệ phí cấp hộ chiếu được quy định như sau:
Bảng giá này được cập nhật mới nhất theo Mục 21 Khoản 1 Điều 1 Thông tư 44/2023/TT-BTC
Lưu ý: Lệ phí phải được thanh toán trực tuyến nếu hồ sơ làm hộ chiếu online được duyệt.
Dưới đây là quy trình tra cứu hồ sơ hộ chiếu trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an:
Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Nếu chỉ cần kiểm tra tiến trình xử lý hồ cấp hộ chiếu, không cần đăng nhập tài khoản.
Bước 2: Tìm và chọn mục “Tra cứu hồ sơ” trên trang chủ của Cổng dịch vụ.
Bước 3: Nhập mã hồ sơ đã được cấp qua email hoặc trên giấy tiếp nhận hồ sơ để tra cứu tiến độ xử lý.
Lưu ý: Mã hồ sơ phải được nhập chính xác từng dấu chấm, dấu gạch và không có khoảng cách.
Bước 4: Sau khi nhập thông tin đúng, hệ thống sẽ trả kết quả.
Giá dịch vụ làm hộ chiếu nhanh tại AZTAX:
Bảng giá dịch vụ làm hộ chiếu nhanh của AZTAX
➨ Thời gian hoàn thành và vận chuyển hộ chiếu: Thông thường trong khoảng từ 10 đến 15 ngày làm việc.
Chú ý: Chi phí làm hộ chiếu có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi trường hợp.
AZTAX tự hào cung cấp dịch vụ làm hộ chiếu nhanh, đáng tin cậy tại Thanh Hóa với quy trình cụ thể như sau:
AZTAX cam kết mang đến dịch vụ làm hộ chiếu nhanh, đáng tin cậy và chất lượng hàng đầu tại Thanh Hóa.
Khi sử dụng dịch vụ làm hộ chiếu nhanh từ AZTAX, bạn chỉ cần cung cấp các giấy tờ dưới đây và AZTAX sẽ hoàn tất mọi thủ tục liên quan:
Lưu ý: Ảnh chụp chân dung phải có nền màu trắng, chụp mặt trực diện, không đội nón, không đeo kính và phải chụp tại nơi được cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cho phép.
Ghi chú: Hiệu lực của hộ chiếu (tính từ ngày cấp) là tối đa 10 năm cho người trưởng thành và có quy định cụ thể cho trẻ em:
Việc làm hộ chiếu trực tuyến giúp bạn tiết kiệm thời gian đi lại. Bạn có thể hoàn thành thủ tục ngay cả khi đang công tác xa mà không cần trở về. Tuy nhiên, thời gian xử lý cấp hộ chiếu thường kéo dài.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thời gian cấp hộ chiếu hiện tại dao động từ 17 đến 21 ngày. Thêm vào đó, cần tính đến thời gian chuyển phát qua bưu điện, nên tổng thời gian có thể lên đến khoảng 1 tháng trước khi bạn nhận được hộ chiếu.
Nếu bạn đang có nhu cầu cần gấp hộ chiếu để xử lý công việc thì có thể liên hệ ngay AZTAX để được cấp hộ chiếu trong thời gian nhanh nhất nhé!
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để thực hiện thủ tục đăng ký cấp hộ chiếu qua trang web chính thức của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh:
Lưu ý: Người dùng cần đến cơ quan đăng ký để nộp hồ sơ và cung cấp Mã số tờ khai để hoàn tất thủ tục.
AZTAX cam kết mang đến trải nghiệm tối ưu và tiện ích nhất cho khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ làm hộ chiếu. Chúng tôi hiểu rõ tầm quan trọng của việc sở hữu một hộ chiếu hợp lệ và được xử lý một cách chuyên nghiệp đối với mọi người.
Là một địa chỉ uy tín, AZTAX đã tích lũy nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ làm hộ chiếu chất lượng. Chúng tôi luôn đặt ra mục tiêu cung cấp quy trình nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, và thủ tục đơn giản, minh bạch, giúp khách hàng nắm rõ từng bước và cảm nhận sự chuyên nghiệp.
AZTAX luôn sẵn lòng hỗ trợ khách hàng tạo ra những tấm hộ chiếu chất lượng, uy tín và đúng hẹn. Dù bạn có kế hoạch công tác, du lịch hoặc thăm thân, AZTAX sẽ là đối tác đáng tin cậy trong mọi chuyến đi, giúp bạn có chiếc hộ chiếu một cách dễ dàng và an tâm nhất.
Nhìn chung, cách làm hộ chiếu online tại Thanh Hóa không quá phức tạp và không mất nhiều thời gian, do đó bạn không cần lo lắng quá nhiều. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn trải nghiệm dịch vụ một cách dễ dàng hơn. Khi đã có hộ chiếu, nếu bạn muốn du lịch nước ngoài, hãy liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn và xử lý visa một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất nhé!
Xem thêm: Làm hộ chiếu nhanh tại hà nội
Xem thêm: Làm hộ chiếu online quảng ninh
Trường đại học Hankyong, nằm ở Anseong, Hàn Quốc, là một trong những trường đại...
Về chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) ngày 16 tháng 12 năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về việc: “Xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang”; Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc: “Ban hành kèm theo Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”; Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc: “Phê duyệt Đề án khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng”;
Sau khi xem xét Tờ trình số 131/TTr-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Báo cáo thẩm tra số 552/HĐND-BC ngày 07/12/2015 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
Điều 1. Tán thành Tờ trình số 131/TTr-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, với các nội dung cụ thể như sau:
Người có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại tỉnh Thanh Hóa và người vô thừa nhận chết trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sử dụng hình thức hỏa táng thì thân nhân, tổ chức (chịu trách nhiệm mai táng cho người chết) được hưởng chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng.
Mức hỗ trợ cụ thể cho từng đối tượng quy định như sau:
1. Hỗ trợ 100% chi phí hỏa táng theo mức giá của cơ sở hỏa táng (không bao gồm chi phí vận chuyển) cho người mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
2. Hỗ trợ 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 10 tuổi trở lên (từ 120 tháng tuổi trở lên, không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, Mục II, Điều này).
3. Hỗ trợ 2.000.000 đồng đối với người dưới 10 tuổi (dưới 120 tháng tuổi, không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, Mục II, Điều này).
Nguồn ngân sách tỉnh trong dự toán hàng năm.
Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2020.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định hiện hành của pháp luật, tổ chức thực hiện, định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2015.
Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
________________________________
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội;
Căn cứ Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH); Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 62/2010/TT-BTC ngày 15/4/2016 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/02/2002 và Quyết định số 30/2015/QĐ- TTg ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08/02/2017 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 3029/TTr-STC-TCDN ngày 21/7/2017 về dự thảo Quyết định ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (kèm theo ý kiến của các ngành Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2935/SKHĐT-TH ngày 10/7/2017; Lao động, Thương binh và Xã hội tại Công văn số 2215/SLĐTBXH-BTXH ngày 12/7/2017; Ngân hàng Nhà nước Thanh Hóa tại Công văn số 737/THH1 ngày 07/7/2017).
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương (gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện) ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2017; thay thế Quyết định số 4095/2013/QĐ-UBND ngày 21/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành Quy chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Về việc quản lý và sử dụng vốn ngân sách địa phương qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay người nghèo, cận nghèo và các đồi tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3363/2017/QĐ-UBND ngày 07/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Quy chế này quy định việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương (gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện) ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn bao gồm:
1. Cấp tỉnh: Sở Tài chính, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các sở ban, ngành có liên quan.
2. Cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, các phòng ban có liên quan.
3. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, NHCSXH và các cá nhân có liên quan.
Điều 3. Cơ quan chuyên môn đuợc UBND các cấp ủy quyền ký hợp đồng ủy thác với NHCSXH các cấp
1. Cấp tỉnh: Sở Tài chính ký hợp đồng ủy thác với Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh (đối với nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh);
2. Cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện ký hợp đồng ủy thác với Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện (đối với nguồn vốn ngân sách cấp huyện).
Điều 4. Quy trình chuyển nguồn vốn
Quy trình chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương hàng năm bố trí để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền; hạch toán chi ngân sách Nhà nước theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
1. Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 cùa Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
2. Hộ cận nghèo theo chuẩn cận nghèo do Chính phủ quy định từng giai đoạn.
3. Một số đối tượng khác được xem xét cho vay chương trình Người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài là: Vợ (chồng), con của các đối tượng bị nhiễm chất độc da cam, đioxin.
Điều 6. Mục đích sử dụng vốn vay
Mục đích sử dụng vốn vay: theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ.
Điều 7. Mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, quy trình, thủ tục cho vay, bảo đảm tiền vay
Mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, quy trình, thủ tục cho vay, bảo đảm tiền vay: Thực hiện theo quy định hiện hành của NHCSXH.
Điều 8. Gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn
1. Về thẩm quyền gia hạn nợ do NHCSXH các cấp xem xét, quyết định theo quy định của NHCSXH trong từng thời kỳ.
2. Về thủ tục, hồ sơ đề nghị gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, thời gian gia hạn nợ: Thực hiện theo quy định của NHCSXH trong từng thời kỳ.
Điều 9. Quản lý và sử dụng tiền lãi thu được
1. NHCSXH quản lý và hạch toán số tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay bằng nguồn vốn ngân sách địa phương vào thu nhập của NHCSXH và quản lý, sử dụng theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên sau:
a) Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: 5%
b) Trích bổ sung vốn gốc để cho vay: 25%
c) Chi phí quản lý của NHCSXH để chi trả hoa hồng cho Tổ tiết kiệm và vay vốn, chi trả phí ủy thác cho tổ chức Hội, đoàn thể nhận uỷ thác và các chi phí quản lý khác (như tiền lương, công tác phí, giấy tờ in, chi phí vận chuyển tiền giải ngân) là: 60%.
d) Chi phí cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp, các sở, ngành, đơn vị liên quan: 10%.
2. Nội dung và mức chi hoạt động của Ban đại diện, cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Chủ tịch UBND tỉnh và các văn bản hiện hành của NHCSXH và một số nội dung, mức chi đặc thù phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
3. Trường hợp lãi suất cho vay không bù đắp các khoản chi phí về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; chi phí quản lý cho NHCSXH; chi phí cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp, các sở ngành (phòng ban), đơn vị có liên quan thì NHCSXH phối hợp với Sở Tài chính (Phòng Tài chính - Kế hoạch) báo cáo UBND cùng cấp bổ sung kinh phí bù đắp từ nguồn ngân sách theo đúng quy định.
1. Đối với các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan: Đối tượng được xem xét xử lý rủi ro, nguyên nhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản của khách hàng, biện pháp xử lý, hồ sơ pháp lý để xem xét xử lý nợ bị rủi ro được áp dụng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH. Những trường hợp phải xử lý rủi ro khác, NHCSXH phối hợp với Sở Tài chính (Phòng Tài chính – Kế hoạch), Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội), các đơn vị có liên quan xem xét, thẩm định thống nhất bằng văn bản đối với từng trường hợp cụ thể, báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp xem xét, quyết định đảm bảo theo quy định.
2. Thẩm quyền xem xét xử lý nợ bị rủi ro do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định (đối với nguồn vốn ngân sách tỉnh), do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định (đối với nguồn vốn ngân sách cấp huyện).
3. Nguồn vốn để xử lý nợ bị rủi ro được lấy từ Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được NHCSXH trích lập đối với cho vay người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác từ nguồn ngân sách địa phương.
4. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không đủ bù đắp, tùy theo tình hình thực tế khoản vay bị rủi ro thuộc nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan Tài chính cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, NHCSXH cấp tỉnh, huyện báo cáo UBND cấp tỉnh, huyện bổ sung ngân sách địa phương để xử lý, hoặc giảm trực tiếp vào nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa phương chuyển qua NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện.
5. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng sau khi được sử dụng để xử lý xóa nợ bị rủi ro lớn hơn số dư Quỹ dự phòng rủi ro tối đa, định kỳ 6 tháng được trích bổ sung vào nguồn vốn ủy thác để cho vay theo quy định.
6. Đối với Quỹ dự phòng rủi ro địa phương đã trích lập theo quy định tại Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý Quỹ quốc gia về việc làm được tiếp tục giao NHCSXH quản lý để xử lý rủi ro theo quy định.
1. Đối với nguồn vốn do ngân sách cấp tỉnh ủy thác qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh: Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, Chi nhánh NHCSXH tỉnh báo cáo tổng nguồn vốn, kết quả cho vay từ nguồn vốn ủy thác, việc trích lập, sử dụng nguồn lãi thu được và các nội dung khác liên quan gửi UBND cấp tỉnh, Sở Tài chính;
2. Đối với nguồn vốn do ngân sách cấp huyện ủy thác qua Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện: Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện báo cáo tổng nguồn vốn, kết quả cho vay từ nguồn vốn ủy thác, việc trích lập, sử dụng nguồn lãi thu được và các nội dung khác liên quan gửi UBND cấp huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.
Điều 12. Hạch toán, theo dõi cho vay, chế độ báo cáo quyết toán
Việc ghi chép, hạch toán kế toán đối với nguồn vốn ủy thác và dư nợ cho vay được theo dõi, hạch toán vào tài khoản kế toán riêng theo các văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHCSXH.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương
1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu, đề xuất UBND cùng cấp:
a) Bố trí nguồn vốn từ ngân sách ủy thác cho NHCSXH, đảm bảo chuyển vốn đầy đủ, kịp thời cho NHCSXH để cho vay người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn và thực hiện kiểm tra kết quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ủy thác tại NHCSXH.
b) Thẩm định hồ sơ vay vốn bị rủi ro, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc NHCSXH cùng cấp.
c) Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xử lý nợ bị rủi ro đối với nhũng trường hợp bị rủi ro ngoài cơ chế theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Quy chế này.
d) Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định nội dung và mức chi cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng quy định tại điểm d Khoản 1, Điều 9 Quy chế này.
e) Thẩm tra, quyết toán việc phân phối, sử dụng lãi cho vay thu đuợc theo Điều 9 Quy chế này.
2. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác
a) Tuyên truyền, vận động vả hướng dẫn thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn để thực hiện uỷ thác cho vay.
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động tín dụng theo văn bản liên tịch và hợp đồng uỷ thác đã ký với NHCSXH.
a) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ngân sách tỉnh chuyển sang NHCSXH theo đúng quy định của pháp luật và các quy định tại Quy chế này.
b) Phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra vốn vay, xử lý nợ theo quy định.
c) Lập hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
d) Định kỳ hàng năm báo cáo UBND cùng cấp về kết quả tạo lập, quản lý, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách tỉnh chuyển qua NHCSXH trước ngày 20 tháng 01 của năm kế tiếp.
4. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
Chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan thực hiện chương trình và chỉ đạo Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này.
a) Chịu trách nhiệm xác nhận đối tượng vay vốn theo từng chương trình cho vay theo Quy chế này.
b) Phối hợp với NHCSXH, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc trả nợ, trả lãi; kiểm tra, phúc tra hộ vay vốn bị rủi ro trên địa bàn.
c) Phối hợp với NHCSXH xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn, hộ vay vi phạm các cam kết đã ghi trong sổ vay vốn (hoặc Hợp đồng tín dụng) đã ký với NHCSXH; hưóng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan, tham gia Tổ đôn đốc thu nợ khó đòi.
a) Kê khai hồ sơ vay vốn đầy đủ, trung thực, chính xác;
b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích;
c) Hoàn trả gốc, lãi đúng quy định.
Điều 14. Những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Việc sửa đổi, bổ sung quy định về Quy chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện ủy thác qua NHCSXH để cho vay người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn do UBND tỉnh Quyết định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.