Xem Mục lục - Danh mục Bảng - biểu đồ của Báo cáo tại đây
Xem Mục lục - Danh mục Bảng - biểu đồ của Báo cáo tại đây
Xuất khẩu gỗ và lâm sản đã lập kỷ lục 15,87 tỷ USD trong năm 2021, trong đó nhóm gỗ và đồ gỗ đạt 14,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2020. Giá trị xuất khẩu gỗ vào các thị trường truyền thống đều tăng trưởng cao, điều này cho thấy các doanh nghiệp đã tranh thủ được cơ hội từ các hiệp định AFTA mà Việt Nam tham gia.
Cụ thể, thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong năm 2021 là Hoa Kỳ, với kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt tới 9,1 tỷ USD, tăng 21,4 % so với năm 2020; thứ hai là thị trường Nhật Bản đạt 1,45 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2020; Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với 1,5 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2020; thứ tư là thị trường EU đạt 1,1 tỷ USD, tăng 14,4 % so với năm 2020; thứ năm là thị trường Hàn Quốc với 0,95 tỷ USD, tăng 5,7 % so với năm 2020.
Ngành thủy sản năm nay phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 diễn biến trầm trọng tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng xuất khẩu thủy sản đã cán đích với 8,9 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm 2020.
Có được thành tích đó là nhờ xuất khẩu hai tháng cuối năm liên tục tăng trưởng cao khi các biện pháp giãn cách được tháo gỡ. Xuất khẩu tôm đã đạt 3,8 tỷ USD, tăng 3% so với năm trước. Xuất khẩu cá tra cũng hồi phục với 1,55 tỷ USD.
Hiện nay, việc chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đang được đẩy mạnh. Do đó, khi tham gia vào các sàn Thương Mại Điện Tử (TMĐT) doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều cơ hội. Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ không cần chủ động tìm kiếm khách hàng vì đã có một lượng khách hàng luôn sẵn sàng mua sản phẩm trên các trang TMĐT. Tại Việt Nam, các sản phẩm lên sàn TMĐT trong nước đều được Cục xúc Tiến Thương Mại hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn tem nhãn, đảm bảo minh bạch thông tin sản phẩm.
Thứ hai, việc thu hút khách hàng đến mua sản phẩm đơn giản hơn vì các sàn TMĐT hiện nay có nhiều tính năng đa dạng như livestream (một hình thức quay video trực tuyến nhằm giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng), quảng cáo từ khóa trên trang (tính năng nhằm tăng thứ hạng gian hàng trên sàn), gian hàng trực tuyến (nơi trưng bày các sản phẩm của doanh nghiệp)… và dưới sự hỗ trợ và tư vấn từ phía nhân viên của sàn. Để kinh doanh nông sản thành công trên sàn TMĐT đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư vào hình ảnh, thông tin sản phẩm trên trang và trải nghiệm khách hàng tốt để tạo uy tín cho thương hiệu.
Đọc bản PREVIEW ở LINK dưới và đăng ký nhận FULL EBOOK tại: https://forms.gle/9LaJxmy621CizTna6
(HQ Online) - Khép lại một năm 2020 tương đối thắng lợi đặt trong bối cảnh khó khăn chất chồng, toàn ngành nông, lâm, thủy sản “lên dây cót” lấy đà XK nông, lâm, thủy sản năm 2021 hướng tới con số trên 42 tỷ USD.
Theo thông tin mới nhất từ Bộ NN&PTNT, cả năm 2020 tổng kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản đạt 41,2 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2019. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 10,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019.
Nhìn vào những con số nêu trên, ông Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cảm thấy tương đối bất ngờ, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam thậm chí còn nhấn mạnh, 41,2 tỷ USD là 1 con số đầy ấn tượng. Năm 2020 đầy khó khăn thách thức, nhưng ngành nông nghiệp của Việt Nam có 2 điểm nhấn đặc biệt là vươn mình sản xuất trong gian khó và bứt phá trong XK.
Ông Hoàng Văn Tú, Đại diện Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam phân tích, Việt Nam tăng kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản trong khi nhiều nước khác giảm, thậm chí có nước giảm tới 30%, là do Việt Nam kiểm soát tốt dịch Covid-19, ổn định được sản xuất, đồng thời có cơ hội chiếm khoảng trống về thị trường mà các nước khác để lại. “Việt Nam đã biết tận dụng và hoàn toàn có thể chiếm lĩnh, mở rộng XK nông, lâm, thủy sản ra thị trường thế giới. Theo đánh giá của FAO, trong khi cả thế giới bị khủng hoảng, chuỗi cung ứng bị vỡ vụn thì Việt Nam vẫn duy trì XK các mặt hàng nông sản thiết yếu ra thế giới, nhất là đến châu Phi, Trung Quốc, Philippines và các nước nghèo”, ông Tú nói.
Trả lời cho câu hỏi tại sao nông nghiệp Việt có thể thu về kết quả XK ấn tượng như trên, theo ông Sơn, Chính phủ, các bộ, ngành, nhất là Bộ NN&VPTNT đã có chỉ đạo kịp thời về cơ cấu mùa vụ, đặc biệt là đẩy mạnh chế biến sâu. Bên cạnh đó, Việt Nam đã làm tốt chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về mặt thị trường. Ví dụ điển hình là trong năm 2020, mật ong XK gần 58,2 triệu USD, đây là con số ấn tượng, mặc dù kim ngạch XK của ngành chăn nuôi giảm hơn 48%. “Một yếu tố quan trọng nữa, năm 2020 Việt Nam ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), lần đầu tiên chúng ta đã có nhưng lô hàng XK sang thị trường EU khó tính hưởng ưu đãi trong EVFTA. EVFTA đã mở ra nhiều cơ hội XK cho nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam”, ông Sơn nói.
Năm 2021, XK nông, lâm, thủy sản Việt có nhiều cơ hội, đặc biệt khi Việt Nam ngày càng tham gia nhiều FTA. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức đan xen không hề nhỏ. Đó là tác động của dịch bệnh trên người, cây trồng, vật nuôi, nhất là đại dịch Covid-19, Dịch tả lợn châu Phi cần thời gian dài để xử lý và ảnh hưởng đến sản xuất, XK cũng như tiêu thụ trong nước; biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn, thiên tai khó lường, hạn hán và xâm nhập mặn được dự báo tiếp tục tác động tiêu cực đến sản xuất... Tất cả những yếu tố này đòi hỏi toàn ngành vừa có những ứng phó kịp thời, vừa có chiến lược lâu dài để phát triển sản xuất, hạn chế tối đa thiệt hại.
Bộ NN&PTNT xác định chỉ tiêu năm 2021 tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 2,7 - 3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản là 2,8 - 3,1%; tổng kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản trên 42 tỷ USD... Toàn ngành sẽ nỗ lực tận dụng tốt các FTA, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), EVFTA để đẩy mạnh XK các hàng nông sản chủ lực; đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch cho các sản phẩm hoa quả tươi, rau, thủy sản sang các thị trường có yêu cầu chất lượng cao.
“Duy trì và phát triển bền vững thị trường Trung Quốc; mở rộng thị trường nông sản sang những nền kinh tế có cơ cấu bổ sung với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, EU, Trung Đông, Argentina; lựa chọn đưa các sản phẩm phù hợp vào các thị trường tiềm năng như: Nga, Trung Đông, châu Phi, ASEAN... cũng là giải pháp quan trọng về mặt thị trường XK trong năm tới”, đại diện Bộ NN&PTNT cho hay.
Để có thể hướng tới sự phát triển bền vững cho XK nông, lâm, thủy sản, theo ông Hoàng Văn Tú, một trong những điểm mấu chốt là đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường. Khi đã có thị trường không bao giờ lo ngại việc sản xuất nhiều mà không tiêu thụ được. “Về lâu dài phải xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho nông nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững, giá trị và có trách nhiệm. Nếu tất cả sản phẩm nông nghiệp đều đi theo định hướng này thì sẽ ngày càng nâng cao hình ảnh, thương hiệu trên thị trường thế giới”, ông Tú nhấn mạnh.